Ung thư thực quản: Dấu hiệu, các giai đoạn và cách điều trị

Ung thư thực quản là 1 trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa. Ung thư thực quản mặc dù nguy hiểm nhưng nhiều người chưa trang bị đủ kiến thức về căn bệnh này. Cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Ung thư thực quản: Dấu hiệu, các giai đoạn và cách điều trị Ung thư thực quản: Dấu hiệu, các giai đoạn và cách điều trị

Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất hiện từ những tế bào biểu mô của thực quản. Các tế bào phân chia một cách vô tổ chức, không theo cấu trúc cơ thể tạo thành các khối u. Đoạn 1/ 3 trên và 1/3 giữa hầu hết là ung thư biểu mô vảy nhạy cảm với các tia xạ, hóa chất. Đoạn 1/3 dưới hay gặp ung thư biểu mô tuyến ít nhạy cảm với các tia xạ, hóa chất. Đây là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ tư trong hệ tiêu hóa.

Dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản

Nuốt nghẹn

Ung thư thực quản thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Nuốt nghẹn là triệu chứng của ung thư thực quản thường gặp nhất nhưng không đặc hiệu. Ban đầu bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng sau xương ức, nuốt nghẹn mơ hồ và nhận thấy tương đối rõ trong khi nuốt thức ăn đặc. Nghẹn tăng dần và biểu hiện sẽ ngày càng rõ. Bệnh nhân nghẹn khi ăn thường phải dừng lại uống nước hoặc canh. Quá trình bệnh tăng dần, lúc đầu khó nuốt với các thức ăn đặc về sau khó nuốt với các thức ăn lỏng. Cuối cùng, uống nước cũng thấy nghẹn.

Trớ

Triệu chứng trớ là do khối u cản trở thức ăn, nước bọt đọng lại, dịch tiết thực quản khi ngủ trớ ra ngoài. Dịch trớ lạc vào đường thở gây ra hiện tượng viêm đường hô hấp kéo dài, trội lên theo từng đợt. Bệnh nhân hầu như là không nôn.

Triệu chứng khác

  • Đau sau xương ức.
  • Cảm giác đau mơ hồ và dai dẳng.
  • Khàn tiếng mức độ vừa do bị viêm đường hô hấp trên hoặc khàn rõ như tiếng vịt đực do u hay hạch di căn xâm lấn thần kinh quặt ngực.
  • Rò thực quản – khí phế quản: đau ngực dai dẳng, ho khạc liên miên, hội chứng nhiễm trùng nổi bật.
  • Triệu chứng thực thể nghèo nàn, sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả hai bên.

Triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân gầy sút, trong vòng một tháng có thể sút > 5 kg do nuốt nghẹn và suy dinh dưỡng. Da sạm, khô và các nếp nhăn nổi rõ. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ, dễ nhận thấy nhất. Bệnh nhân nuốt nghẹn ngày càng nhiều biểu hiện rõ tình trạng mất nước mãn tính, suy dinh dưỡng , suy kiệt.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản

Nguyên nhân gây ra bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa được rõ ràng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có 1 số nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây nên bệnh ung thư thực quản:

Tuổi tác

Ung thư thực quản thường gặp ở những người bệnh nhân lớn tuổi, phần lớn các bệnh nhân thường mắc bệnh ở tuổi trên 60.

Giới tính

Thường gặp ở nam hơn là ở nữ.

Thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc các chế phẩm từ thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư thực quản.

vicare.vn-ung-thu-thuc-quan-dau-hieu-cac-giai-doan-va-cach-dieu-tri-body-1

Rượu

Những người nghiện rượu hoặc uống rượu một cách thường xuyên có nguy cơ cao bị ung thư thực quản, nguy cơ này đặc biệt cao ở người sử dụng cả rượu và thuốc lá. Các nhà khoa học tin rằng các chế phẩm này làm tăng tác dụng có hại của nhau trong quá trình gây ra ung thư thực quản.

Bệnh viêm thực quản Barrett

Loét thực quản kéo dài làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. Tổ chức ở đáy thực quản có thể bị hoại tử nếu như dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản hoặc gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào ở thực quản thay đổi nhiều và bắt đầu giống các tế bào ở dạ dày. Đây là 1 tổn thương tiền ung thư (tên khoa học là viêm thực quản barrett) và có thể phát triển thành ung thư biểu mô tuyến của thực quản.

Các bệnh lý khác gây ra hoại tử niêm mạc thực quản như nuốt phải các chất acide hoặc chất phụ gia khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Tiền sử bệnh tật

Các bệnh nhân bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có thể làm tăng các nguy cơ bị ung thư thứ 2 ở vùng này, trong đó có ung thư thực quản.

Tuy nhiên, ở một số người có 1 hoặc thậm chí vài yếu tố nguy cơ nhưng không bị ung thư thực quản và phần lớn những bệnh nhân ung thư thực quản lại không có bất kì 1 yếu tố nguy cơ nào.

Các giai đoạn ung thư thực quản

Khi đã được chẩn đoán là bị ung thư thực quản, bác sỹ cần phải đánh giá giai đoạn của ung thư hay còn được gọi là mức độ lan tràn của khối u. Đánh giá giai đoạn là 1 bước cố gắng để tìm ra xem khối u đã xâm lấn hay là chưa và đã xâm lấn đến bộ phận nào trong cơ thể. Biết được giai đoạn của bệnh sẽ giúp các bác sĩ lập kế hoạch điều trị. Dưới đây mô tả bốn giai đoạn của ung thư thực quản:

Giai đoạn đầu

Ung thư giai đoạn này mới chỉ nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản. Khi vào giai đoạn này bệnh nhân đã bắt đầu có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng. Bệnh nhân cần phải điều trị sớm để duy trì sự sống cao hơn

Giai đoạn 2

Ung thư lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc đang xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận. Ung thư chưa xâm lấn tới các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn này các dấu hiệu sẽ dần rõ ràng hơn như bệnh nhân ho nhiều, ăn vào là nôn ra, đau đớn.

Giai đoạn 3

Ung thư xâm lấn lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc là xâm lấn tổ chức hoặc hạch bạch huyết bên trong vùng cạnh thực quản. Giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy khó nuốt, thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng và bệnh nhân sụt cân cực kì nhanh chóng

Giai đoạn cuối

Ung thư xâm lấn vào các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư có thể lan tới mọi vị trí bao gồm: gan, phổi và não xương. Một số các xét nghiệm giúp để xác định sự xâm lấn của ung thư bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính (C.T. Scanner); Xạ hình xương; Nội soi phế quản.

Cách điều trị bệnh ung thư thực quản

vicare.vn-ung-thu-thuc-quan-dau-hieu-cac-giai-doan-va-cach-dieu-tri-body-2

Phẫu thuật chữa bệnh ung thư thực quản

Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn dựa vào chức năng hô hấp, vị trí ung thư, khả năng tạo hình thực quản của bệnh nhân và sức khỏe của bệnh nhân. Theo đó thì người bệnh sẽ được chỉ định 1 trong 3 phương pháp phẫu thuật sau:

  • Phương pháp phẫu thuật triệt để: Áp dụng cho những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn 1, 2 , ưu tiên những trường hợp vị trí của ung thư nằm ở 1/3 giữa hoặc là 1/3 dưới của thực quản.
  • Phương pháp mở ngực: Áp dụng cho các bệnh nhân đáp ứng được những điều kiện tốt về sức khỏe và chức năng hô hấp. Trong ca phẫu thuật các bác sĩ sẽ tiến hành việc mở ngực đường sau – bên qua liên sườn VI, sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ phần thực quản bị ung thư, và vét các hạch lân cận đã bị tế bào ung thư xâm lấn hoặc đang có nguy cơ bị xâm lấn. Cuối cùng nối lại thực quản ở phía trong lồng ngực thông qua đường mổ này.
  • Phẫu thuật không mở ngực: Với các bệnh nhân có sức khỏe yếu, chức năng hô hấp không tốt thì bác sĩ sẽ không chỉ định mổ ngực. Bệnh nhân sẽ được bóc thực quản bằng tay và luồn từ đường bụng lên, từ cổ xuống, sau đó cắt bỏ phần thực quản bị ung thư và cuối cùng bác sĩ sẽ tiến hành khâu nối dạ dày với phần thực quản từ phía trên cổ.

Dinh dưỡng trị liệu

Phương pháp điều trị dinh dưỡng được thực hiện để giúp hỗ trợ tốt cho ca phẫu thuật được thành công, giúp người bệnh ít có nguy cơ bị các biến chứng sau mổ. Bệnh nhân được gắn đường truyền vào tĩnh mạch đồng thời được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin, calo, đạm thông qua con đường này. Trường hợp bệnh nhân vẫn có khả năng nuốt được thức ăn tốt thì có thể được tẩm bổ bằng những món ăn dạng lỏng, mềm dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị có thể được thực hiện đơn thuần hay phối hợp với phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân từ chối không muốn thực hiện phẫu thuật xạ trị thì có thể được chiếu các tia xạ đơn thuần để tạm thời duy trì , ngăn chặn tình trạng bệnh có thể tiến triển xấu đi. Để giúp tăng tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật thì biện pháp xạ trị sẽ được thực hiện trước khi phẫu thuật. Một số bệnh nhân sau mổ vẫn còn sót lại các tế bào ung thư thì cũng được xạ trị nhằm giúp tiêu diệt hết các tế bào ung thư này , giảm tỷ lệ tái phát và giúp khống chế không cho ung thư di căn sang những bộ phận khác.

Hóa trị

Có thể sử dụng một loại hóa chất hoặc kết hợp nhiều loại với nhau tùy vào tình trạng bệnh tình của bệnh nhân. Một số loại hóa chất thường sử dụng để chữa ung thư thực quản là 5FU, Adriamicin, Methotrexate, Mitomycin, Cis-plantin. Đối với trường hợp hóa trị đa hóa chất thì bác sĩ sẽ kết hợp từ 2-3 loại hóa chất trên để chữa ung thư theo như phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Xem thêm:

  • Các dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản
  • Ung thư thực quản có chữa khỏi được không?