Ung thư thanh quản có thể phẫu thuật triệt để nếu phát hiện sớm
Ung thư thanh quản là 1 trong các bệnh lý ung thư vòm mũi họng có thể phẫu thuật cắt bỏ được triệt để và có thể phục hồi phát âm tốt, nếu như được chữa trị kịp thời. Nhưng đa phần các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì thế các bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nhằm tránh những rủi ro không mong muốn.
Ung thư thanh quản có thể phẫu thuật triệt để nếu phát hiện sớm
Ung thư thanh quản là 1 dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ và ngay phía trên khí quản. Nó có vai trò là tạo ra âm thanh, giọng nói và thường gọi là hộp âm. Khi thanh quản mà bị tổn thương thì những chức năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư thanh quản
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư thanh quản, nhưng các yếu tố có liên quan tới bệnh bao gồm:
- Giới tính: chủ yếu thường hay gặp ở nam giới, phụ nữ ít bị bệnh này là do ít tiếp xúc với các yếu tố c liên quan đến nguyên nhân gây bệnh so với nam giới.
- Độ tuổi: hay gặp ở độ tuổi từ: 50-70 tuổi, từ 40-50 tuổi ít hơn. Riêng với phụ nữ nếu bị bệnh này thì sẽ ở độ tuổi sớm hơn.
- Thuốc lá: nhiều người cho đó là 1 yếu tố quan trọng góp phần phát sinh bệnh ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi.
- Các yếu tố kích thích của khí hậu, ảnh hưởng từ nghề nghiệp (phải tiếp xúc với các loại chất khí, bụi bẩn và hóa chất...) hoặc viêm thanh quản mạn tính (tiền đề của 1 ung thư hóa).
Dấu hiệu bệnh ung thư thanh quản
Khàn tiếng
Nếu khàn tiếng không biến mất trong vòng 2 tuần, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Dấu hiệu khối u thanh quản là khi khàn tiếng từng đợt, ngày càng tăng về mật độ, giọng thường có cảm giác khô và cứng và đau họng. Khi khối u ngày 1 phát triển to hơn, người bệnh sẽ nhanh mệt, nói câu ngắt đoạn, đôi khi dây thanh bị cố định, tiếng nói bị khàn đặc, không còn âm sắc, thanh môn bị hẹp, rất khó để nghe rõ, và không hiểu được bệnh nhân nói gì, đôi khi còn mất tiếng.
Ho
Ho vốn là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như: viêm amidan, viêm họng,... nhưng đó cũng là triệu chứng thường gặp khi bạn mắc bệnh ung thư thanh quản. Khi mắc ung thư thanh quản, biểu hiện ho sẽ không bị lộ rõ và mang tính chất kích thích, đôi lúc có các cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư thanh quản, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở và gây ra những cơn ho sặc sụa.
Khó thở
Khó thở có thể xảy ra sớm hơn hoặc là đồng thời với khàn tiếng. Khi khối u ngày 1 to ra thì khẩu kính của thanh môn sẽ ngày càng hẹp. Ban đầu là khó thở chỉ xuất hiện khi bạn cố sức làm việc gì đó (mang vật nặng, lên cầu thang ...), nhưng về sau chúng biểu hiện khá rõ rệt và thường xuyên hơn.
Khó nuốt
Khó nuốt xuất hiện sau triệu chứng khó thở và khàn tiếng, lúc này các khối u đã lan ra vùng hầu họng và sẽ xuất hiện cảm giác đau tai. Khó nuốt hoặc nuốt đau có thể là do có 1 khối u trong cổ, ngăn chặn thực phẩm đi xuống cổ khiến cho người bệnh không ăn được. Khi bệnh phát triển đã đến giai đoạn muộn thì xuất hiện sặc thức ăn và nuốt khó, xuất tiết vào đường thở thì gây ra những cơn ho sặc sụa.
Sút cân
Sút cân đột ngột kèm theo các dấu hiệu bất thường khác là bằng chứng rõ ràng của bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám bác sĩ kịp thời để xác định tình trạng và có các phương án đối phó phù hợp.
Nếu bạn gặp phải 1 trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay bác sĩ để có thể được kiểm tra, chẩn đoán bệnh và có các phương pháp điều trị hợp lý.
Điều trị bệnh ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản thường được điều trị bằng tia xạ hoặc là bằng phẫu thuật. Đây là các phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là chúng chỉ ảnh hưởng đến tế bào ung thư ở vùng được điều trị.
Một số bệnh nhân có thể được chữa trị bằng hóa chất, được gọi là điều trị toàn thân, hay có nghĩa là thuốc được vận chuyển đi khắp các mạch máu. Bác sĩ có thể chỉ sử dụng 1 phương pháp hoặc có thể kết hợp với các phương pháp, tuỳ thuộc vào từng nhu cầu của bệnh nhân.
Liệu pháp chiếu xạ
Liệu pháp tia xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và giúp ngăn chặn chúng phát triển. Tia được chiếu vào khối u và ở vùng xung quanh nó. Bất cứ khi nào có thể, bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp điều trị này vì nó có thể giúp phá huỷ khối u mà không làm cho bệnh nhân mất tiếng.
Liệu pháp chiếu xạ có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật; nó có thể được sử dụng để làm co nhỏ khối u trước khi đưa vào phẫu thuật hay tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật. Hơn nữa, phương pháp chiếu xạ còn có thể được sử dụng để điều trị các khối u không thể cắt bỏ được hay những bệnh nhân không thể phẫu thuật vì những lý do khác. Nếu như khối u tái phát sau phẫu thuật, bác sĩ thường điều trị nó bằng tia xạ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp tia xạ được chỉ định cho 1 số bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư. Hơn nữa, phẫu thuật còn là phương pháp điều trị thường được áp dụng nếu như khối u không đáp ứng với liệu pháp chiếu xạ hoặc là phát triển trở lại sau khi chiếu xạ. Khi bệnh nhân cần phẫu thuật, kiểu phẫu thuật thường phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí chính xác của các khối u.
Nếu như khối u ở trên dây thanh âm rất nhỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ có thể sử dụng tia laser, 1 chùm ánh sáng mạnh. Chùm sáng này có thể cắt bỏ khối u theo cách giống như dùng 1 dao mổ.
Phẫu thuật để cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ thanh quản được gọi là thủ thuật cắt thanh quản bán phần hoặc là toàn bộ. Trong cả 2 loại phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật phải mở khí quản, tạo ra 1 lỗ thoát ra phía trước cổ (lỗ thoát có thể tạm thời hay vĩnh viễn). Không khí đi vào và ra khỏi khí quản và phổi thông qua lỗ mở khí quản này. 1 ống mở thông khí quản giữ cho đường dẫn khí mới này luôn ở trạng thái mở.
Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản bán phần có thể bảo toàn được giọng nói. Sau 1 thời gian hồi phục ngắn, ống mở thông khí quản sẽ được rút ra và lỗ thông đóng lại. Bệnh nhân có thể thở và nói chuyện như là bình thường. Tuy nhiên, trong 1số trường hợp, giọng nói có thể bị khàn hoặc là yếu đi.
Trong phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ, thì toàn bộ hộp âm thanh được cắt bỏ và lỗ thoát sẽ được mở vĩnh viễn. Người bị cắt thanh quản thở thông qua lỗ mở khí quản. Người có thanh quản bị cắt cần phải học nói theo cách mới.
Nếu bác sĩ cho rằng ung thư có thể đã bắt đầu lan thì các hạch ở cổ và 1 số mô ở quanh chúng được cắt bỏ. Những hạch này thường là các vị trí đầu tiên ung thư lan tới.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc điều trị để nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể gợi ý 1 loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Trong 1 số trường hợp, các thuốc chống ung thư được sử dụng nhằm làm co nhỏ khối u trước khi bệnh nhân được phẫu thuật hoặc là chiếu xạ. Hơn nữa, hóa chất có thể được sử dụng để chữa trị ung thư đã lan.
Thuốc điều trị ung thư thanh quản thường được tiêm vào các mạch máu. Thông thường thuốc được điều trị theo chu kỳ - 1 đợt điều trị được nối tiếp bằng 1 đợt nghỉ hồi phục, sau đó là 1 đợt điều trị khác và 1 đợt nghỉ hồi phục và tương tự như vậy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại thuốc, kế hoạch điều trị và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân sẽ có thể cần phải nằm viện trong 1 thời gian ngắn.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thanh quản
Những thực phẩm bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn
- Protein: Nếu bạn vẫn chưa biết bệnh nhân ung thư thanh quản cần ăn gì thì câu trả lời đầu tiên chắc chắn phải là protein. Protein có nhiều ở trong thịt mềm như cá, thịt bò thăn, trứng, bơ đậu phộng, các loại gia cầm không da...
- Súp loãng: Bất kỳ món súp loãng nào cũng đều có rất phù hợp cho bệnh nhân bị ung thư vùng họng, đặc biệt trong đó có ung thư thanh quản.
- Ngũ cốc và trái cây: Các loại ngũ cốc tinh chế hoặc gạo trắng, mì, pho mát và phô mai, sữa chua đều rất tốt dành cho bệnh nhân ung thư thanh quản. Bên cạnh đó, trái cây và rau quả còn là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin và các khoáng chất, đặc biệt rất có lợi cho người bệnh.
- Chất béo: Các loại thực phẩm chứa chất béo như bơ, dầu thực vật, kem hay kem chua, mayonnaise cũng được xem là 1 phần của chế độ ăn mềm đối với người bệnh ung thư thanh quản.
Những thực phẩm bệnh nhân ung thư thực quản cần tránh
- Những thực phẩm cay, cứng hay khó nhai và nuốt không nên được chuẩn bị cho những bệnh nhân ung thư thanh quản. Bên cạnh đó, các món ăn chiên xào, bánh mì lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, cá có xương, thịt nguội và bánh mì có chứa các loại hạt cũng không nên đưa vào trong thực đơn của người bệnh.
- Những đồ trái cây, rau củ chưa nấu chín hay chiên, xào: Cần hạn chế cho bệnh nhân ung thư thanh quản ăn các loại trái cây, rau tươi chưa được nấu chín hoặc rau củ chiên, xào như là khoai tây chiên.
- Những đồ uống có hàm lượng axit cao được các bác sĩ khuyến cáo không tốt đối với người bị bệnh ung thư thanh quản. Vì vậy, bạn hãy tránh xa các loại đồ uống nóng, rượu bia, đồ uống có chứa chất kích thích và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao như nước chanh, nước ép cà chua và nước cam.
Xem thêm:
- Ung thư thanh quản và hành trình tìm lại giọng nói - Kỳ 1: Suy sụp
- Ung thư thanh quản và hành trình tìm lại giọng nói - Kỳ 2: Chữa chạy
- Ung thư thanh quản và hành trình tìm lại giọng nói - Kỳ 3: Luyện nói