Ung thư phổi khạc ra máu
Ho khạc ra máu là một dấu hiệu điển hình của nhiều loại bệnh lý hô hấp và trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh ung thư phổi. Vậy ung thư phổi khạc ra máu sẽ biểu hiện như thế nào và bạn cần phải làm gì? Hãy xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ung thư phổi khạc ra máu
Ho khạc ra máu là một dấu hiệu điển hình của nhiều loại bệnh lý hô hấp và trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh ung thư phổi. Vậy ung thư phổi khạc ra máu sẽ biểu hiện như thế nào và bạn cần phải làm gì? Hãy xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thế nào là ho ra máu?
Ho ra máu tuy nghe rất dễ hình dung nhưng bạn cần phải phân biệt sự khác biệt giữa ho ra máu, nôn ra máu hoặc máu chảy từ đường hô hấp trên để xác định chính xác triệu chứng, từ đó giúp bác sỹ dễ dàng chẩn đoán – điều trị bệnh.
Vậy ho ra máu là gì? Đây là tình trạng khi bạn cố gắng ho để giải tỏa cơn khó chịu vùng cổ thì khạc ra máu. Đàm lúc này sẽ có bọt và mang màu đỏ tươi. Trước khi ho ra máu, bạn sẽ có cảm giác nóng rát ở vùng ngực, ngứa cổ và đau tức ngực.
Ho ra máu khác với những hiện tượng khác như thế nào?
- Nôn ra máu: Xảy ra khi bạn gặp tình trạng đau bụng hoặc có bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng... Hỗn hợp nôn ra thường lẫn thức ăn và máu, không có bọt.
- Khạc ra máu đường mũi họng: Tình trạng này sẽ xảy ra dễ dàng mà không cần phải gắng sức ho. Khi xảy ra hiện tượng này, một số bệnh lý có thể kèm theo là bệnh răng lợi, chảy máu cam, polyp mũi...
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Lao phổi
Trong số rất nhiều nguyên nhân, lao phổi là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ho ra máu. Biểu hiện cụ thể là bệnh nhân sẽ ho và khạc đờm kéo dài hơn 2 tuần, đờm kèm theo máu tươi hoặc có vướng máu (từ ít đến nhiều). Người bệnh cũng sẽ gặp một số tình trạng tiêu cực như sút cân, sốt nhẹ vào chiều, đêm đổ mồ hôi nhiều, người mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực...
Giãn phế quản
Sau lao phổi, giãn phế quản là nguyên nhân thứ 2 gây ra tình trạng ho ra máu và đây là một di chứng từ lao phổi hoặc nhiễm trùng mãn tính ở phổi...
Khi ho ra máu do bị giãn phế quản, lượng máu tương đối ít, thường tự cầm được trong vòng 3 đến 5 ngày nhưng có tần suất tái phát rất cao. Nếu như ho quá nhiều với lượng trên 100ml, bệnh nhân có thể tử vong.
Bệnh có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi đang gặp tình trạng giãn hay thuyên tắc mạch máu.
Do viêm nhiễm
Một số loại bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi, viêm phế quản cấp... cũng có thể gây ra hiện tượng ho ra máu kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau ngực màng phổi, khạc ra đờm có mủ...
Ung thư phổi
Cuối cùng, ho ra máu còn là dấu hiệu cho căn bệnh tai quái không thuốc chữa mang tên Ung thư phổi.
Ung thư phổi khạc ra máu – dấu hiệu đỏ báo hiệu nguy kịch sức khỏe
Ung thư phổi là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, nằm trong top đầu các bệnh ung thư nguy hiểm tại Việt Nam. Trong giai đoạn sớm, ung thư phổi thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng khá nghèo nàn, âm thầm tiến triển. Tuy nhiên, vào giai đoạn muộn, bệnh sẽ có biểu hiện rõ nét và một trong số đó là ho khạc ra máu. Vậy ung thư phổi khạc ra máu sẽ diễn biến thế nào?
Khi ho khạc ra máu do ung thư phổi, bệnh nhân thường sẽ gặp triệu chứng kèm theo là đờm có lẫn máu trong một thời gian rất dài. Cũng chính điều này khiến bệnh nhân hoảng sợ, lo lắng đi kiểm tra và đến khi phát hiện bệnh đã quá muộn.
Bên cạnh đó, bạn có thể nhận biết bệnh ung thư phổi khi ho ra máu kèm theo một số biểu hiện như:
- Ho khan hoặc ho có đờm trắng trong thời gian dài, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. Triệu chứng này thường bị bỏ qua do nhầm lẫn với viêm phế quản.
- Khó thở: Do các khối u trong phổi đã sinh trưởng thành kích thước lớn gây chèn ép lên đường dẫn khí, dẫn đến bít tắc đường hô hấp.
- Đau tức ngực: Tương tự như trên, các khối u cũng phát triển, xâm lấn và đè ép vùng ngực, gây ra hiện tượng đau tức dai dẳng và kéo dài.
- Khàn tiếng: Khi bệnh nhân ho thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến cổ họng khó thông và hiện tượng khàn tiếng là không thể tránh khỏi.
- Khi nuốt thức ăn dễ bị nghẹn hơn do khối u đang chèn ép vùng thực quản.
- Phù mặt, sưng tấy mặt và cổ.
- Các khối u nếu tiến triển quá nặng sẽ xâm lấn vào xương và gây đau nhức cùng với một số bệnh lý về xương nguy hiểm khác.
Cần làm gì khi ho khạc ra máu?
Có thể nói, hiện tượng ho ra máu là một dấu hiệu rất đáng ngờ và cảnh báo cho nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư phổi. Chính vì thế, ngay khi phát hiện triệu chứng này, hãy nhanh chóng tìm đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán – tìm bệnh và điều trị đúng cách.
Ung thư phổi thường được chẩn đoán bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như:
- Chụp X-quang: Phương pháp cơ bản nhằm phát hiện vết mờ ở phổi và nếu như bị ung thư, X-quang cũng phần nào xác định được vị trí, hình thái, kích thước của u.
- Soi phế quản: Các tổn thương ở phổi sẽ dễ bị phát hiện hơn thông qua soi phế quản.
- Sinh thiết: Bạn sẽ được lấy mẫu sinh thiết từ các hạch bạch huyết hay khu vực dễ bị ung thư di căn đến để kiểm tra.
- Chụp CT: Phương pháp có giá trị phát hiện các tổn thương rất nhỏ mà X-quang không tìm được.
Với bài viết này, hẳn bạn đã hiểu được phần nào sự nguy hại của ung thư phổi khạc ra máu. Chính vì thế, nếu bạn đang mắc bệnh lý này hay có nghi ngờ mình mắc phải, hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sỹ có chuyên môn cao.
Xem thêm:
- Bệnh ung thư phổi và những điều ít người biết đến
- Những trường hợp chữa ung thư phổi thành công nhờ thực dưỡng
- Ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì?