Ung thư phổi có lây nhiễm không?

Ung thư phổi là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến trên toàn thế giới, bởi vì bệnh này có triệu chứng rất khó nhận biết và thông thường khi người bệnh phát hiện ra để đến trung tâm y tế kiểm tra thì đã rơi vào giai đoạn cuối. Bệnh ung thư phổi bao trùm rất nhiều vấn đề, ở bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “Ung thư phổi có lây nhiễm không?”

Ung thư phổi có lây nhiễm không? Ung thư phổi có lây nhiễm không?

Ung thư phổi và lý do của việc xuất hiện vấn đề lây nhiễm hay không

Theo góc nhìn y học: Ung thư phổi là ung thư bắt đầu từ các mô của phổi, thường là từ các tế bào trong những đường dẫn khí. Có hai loại ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Với vai trò của phổi là bộ phận trong cơ thể có vai trò chủ yếu là trao đổi các khí (đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và cacbonic từ động mạch phổi ra ngoài), ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Chính vì thế nên rất nhiều người lo ngại rằng ung thư phổi sẽ lây nhiễm qua đường không khí hoặc bằng những con đường nào đó khi sinh hoạt trong cuộc sống.
vicare.vn-ung-thu-phoi-co-lay-nhiem-khong-body-1

Ung thư phổi có lây nhiễm không?

Sau đây, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn câu hỏi: Ung thư phổi có lây nhiễm không? Câu trả lời chính xác nhất từ các bác sĩ chuyên khoa là: Ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm.

Bệnh ung thư phổi không hề lây nhiễm qua bất kỳ con đường nào. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh ung thư phổi tuy chưa được kết luận chính xác nhưng có rất nhiều yếu tố nguy cơ được cho là làm gia tăng ung thư phổi như: tia xạ, thuốc lá, khói bụi do ô nhiễm môi trường, .......

Nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư phổi

Môi trường ô nhiễm

Phổi là cơ quan trực tiếp nhận những chất trong không khí vào cơ thể qua đường hô hấp, vì thế nếu bạn tiếp xúc lâu ngày với môi trường ô nhiễm, không khí chứa nhiều chất độc hại sẽ khiến phổi dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn người bình thường.

Hút thuốc

Theo thống kê những người bị ung thư phổi thì có đến 80% bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian lâu năm (ở đây kể cả người hút thuốc và người ở trong môi trường gần người hút thuốc). Các chất độc hại trong khói thuốc làm hư hại các tế bào phổi và dần dần theo thời gian các tế bào bị hư hỏng có thể trở thành ung thư.

Các bệnh mãn tính ở phổi

Với những người bị các bệnh lý về kết hạch phổi hay ho do dị ứng thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Ngoài ra, viêm phế quản cũng là yếu tố có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi trong quá trình lành vết thương. Để tránh có nguy cơ gặp bệnh này, chúng ta nên bảo vệ phổi mỗi ngày.

Các yếu tố khác bên trong cơ thể

Do thay đổi tiết tố hay do gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Vì theo nghiên cứu cho thấy, thường thì những người có người thân bị ung thư phổi sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người khác.

vicare.vn-ung-thu-phoi-co-lay-nhiem-khong-body-2

Các biện pháp đề phòng ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và khó có thể nhận biết trong thời gian ban đầu phát bệnh. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của bản thân chúng ta nên tập những thói quen tốt mỗi ngày để tránh nguy cơ bị bệnh ung thư phổi cao như:

Ngừng hút thuốc

Ngừng hút thuốc tốt cho cả bạn và những người xung quanh bạn, đặc biệt là những người trong gia đình là những người thường xuyên tiếp xúc với bạn hằng ngày. Tạo một môi trường trong lành không còn khói thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho chính bạn và những người xung quanh. Vì thế hãy ngừng ngay việc hút thuốc ngay hôm nay.

Hạn chế khói dầu nhà bếp

Trong quá trình nấu nướng, khói sinh ra cũng có chứa những hóa chất độc hại mà bạn cần phải tránh và hạn chế tiếp xúc. Ở nhiệt độ cao, dầu thực vật có thể sinh ra một số chất độc hại gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là tim và phổi. Hạn chế khói dầu nhà bếp như lắp đặt máy hút khói trong gian bếp, hạn chế chiên các thức ăn có nhiều dầu mỡ, .....để bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ ung thư phổi.

Tập thể dục và giữ gìn trong lượng hợp lý

Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng để giúp chúng ta vượt qua mọi căn bệnh. Việc duy trì cân nặng và vận động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được các bệnh cơ thể. Nhưng lưu ý không nên tập quá sức để tránh gây phản tác dụng.

vicare.vn-ung-thu-phoi-co-lay-nhiem-khong-body-2

Bảo vệ phổi trong môi trường nhiễm độc cao

Theo thống kê gần đây, khoảng hơn 40 chất gây ung thư mà nhiều người vẫn đang phải tiếp xúc trong công việc hằng ngày, có thể kể đến như amiăng, thạch tín, crom và niken...Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với môi trường đó và nếu bắt buộc phải tiếp xúc vì công việc thì bạn nên thực hiện nghiêm túc các bước bảo vệ sức khỏe theo quy định trong khi làm việc để đảm bảo tránh khỏi những chất độc hại vào cơ thể của chúng ta. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát tốt bệnh ung thư và nếu có những vấn đề về sức khỏe sẽ được xử lý sớm.

Ăn uống lành mạnh

Chú ý ăn những thức ăn tốt cho phổi như: trái cây tươi, hoa quả (đậu nành, cà rốt, bưởi, táo), nghệ, hạt dẻ,....

HoiBenh hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ vấn đề ung thư phổi có lây nhiễm không và nắm được những kiến thức cơ bản của căn bệnh này, để bảo vệ và chăm sóc tốt cho sức khỏe của chính mình và gia đình.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

>>>Xem thêm: Bệnh ung thư phổi và những điều ít người biết đến

>>>Xem thêm: Bệnh nhân ung thư màng phổi có thể sống được bao lâu?