Ung thư lưỡi - “Sát thủ” hiếm gặp, khó trị, để lại nhiều di chứng
Đa số người bệnh thường chủ quan với một số biểu hiện ở miệng như: lưỡi có vết loét, nhiệt miệng, hay rát... nên không đến phòng khám chẩn đoán, đến khi triệu chứng trở nặng thì đã bước vào giai đoạn đầu của ung thư lưỡi, vậy ung thư lưỡi nguy hiểm như thế nào và có chữa được không?
Ung thư lưỡi - “Sát thủ” hiếm gặp, khó trị, để lại nhiều di chứng
Ung thư lưỡi là gì?
Là khối u ác tính xuất hiện ở phần lưỡi di động hay cố định (đánh lưỡi). Là loại ung thư gặp nhiều nhất, tỷ lệ lên đến khoảng 30% - 50% trong các ung thư của khoang miệng. Bệnh xảy ra nhiều ở nam giới trên 50 tuổi.
Ai là đối tượng dễ mắc ung thư lưỡi?
Cũng như các bệnh ung thư khác, người ta chưa tìm được nguyên nhân đặc hiệu của bệnh, nhưng một số yếu tố nguy cơ kèm theo có thể là:
- Người hút thuốc lá, xì gà hay tẩu thuốc có nguy cơ mắc ung thư lưỡi nhiều hơn người khác. Do nicotin là có thể gây hại đến các bộ phận khác nhau của khoa miệng, do đó
- Người nghiện rượu, ăn trầu cau.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh răng miệng mạn
- Nhiễm virus HPV
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các vitamin A, D, E, sắt hay hoa quả
- Việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ có cường độ cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi hay khi thành viên trong gia đình bị chẩn đoán với bệnh tương tự thì bạn nên chú ý theo dõi, chăm sóc khoa miệng của mình vì nhiều hơn vì một số gen di truyền liên quan đến ung thư lưỡng như: Bc1-2, Bax, P53.
Ung thư nói chung hay ung thư lưỡi đều được xem là sát thủ giết người thầm lặng vì hiếm gặp và khó chữa. Tuy nhiên hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị sớm, tránh nguy hiểm sức khỏe. Một số dấu hiệu và biểu hiện bạn cần quan tâm để nhận biết sớm tình trạng bệnh như:
Giai đoạn đầu
Bệnh nhân có cảm giác như có dị vật, hay xương cá cắm vào lưỡi, người bệnh thường chủ quan vì cảm giác khó chịu sẽ mất đi nhanh chóng. Tiếp theo là niêm mạc lưỡi trắng, xơ hóa hay có vết loét. Lưỡi có điểm phồng và thay đổi màu sắc, từ màu bình thường chuyển sang trắng hay đỏ, một số bệnh nhân còn có hạch cổ ngay giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát
Có thể gặp triệu chứng thực thể như:
- Đau tăng lên khi nói, nhai, lan lên hai tai.
- Tăng tiết nước bọt, khạc ra bọt lẫn máu.
- Hơi thở hôi thối do tổn thương và hoạt tử gây ra.
- Một số trường hợp có khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
Các giai đoạn của bệnh
Có 4 giai đoạn biểu hiện các mức độ khác nhau, tiên lượng bệnh dựa vào các giai đoạn và khả năng có thể điều trị triệt để hay không:
Nếu bệnh đã di căn, tỉ lệ sống sẽ thấp hơn, bệnh nhân có di căn một hạch duy nhất cùng bên, đường kính < 3cm, tỷ lệ sống trên 5 năm là 35%, di căn một hay nhiều hạch đường kính < 6cm, tỷ lệ sống trên 5 năm là 27 %, nếu > 6cm tỷ lệ này chỉ còn 8%.
90% bệnh nhân đến bác sĩ khi tổn thương lan rộng, phát hiện ung thư lưỡi càng sớm càng tăng cơ hội khỏi bệnh cho bệnh nhân, cần phân biệt ung thư lưỡi với một số bệnh thường gặp ở khoang miệng như nhiệt miệng:
- Giống: trên lưỡi xuất hiện đốm khác màu: trắng hay đỏ, lan rộng, lở loét, ảnh hưởng đến ăn uống
- Khác:
Điều trị ung thư lưỡi tương đối khó. Bác sĩ thường chỉ định phẫu trị là biện pháp cơ bản nhất, cắt một phần lưỡi và toàn bộ vùng tổn thương ở hạch cổ, tuy nhiên để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân, tạm thời hay vĩnh viễn không thể phát âm được.
Bên cạnh đó có thể xạ trị, xạ trị đơn thuần khi ung thư lưỡi giai đoạn cuối không chỉ định phẫu thuật, hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Hóa trị đơn thuần hay phối hợp với phẫu thuật. Nói chung có thể kiểm soát được bệnh, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân
Cách phòng bệnh
- Vệ sinh sinh răng miệng thường xuyên ( ít nhất 2 lần/ ngày) và đúng cách. Nên thay bàn chải răng 3 tháng một lần, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa. Giứ sức khỏe răng miệng khỏe mạnh sẽ tăng khả năng miễn dịch chống lại bệnh ung thư.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, ăn trầu
- Hạn chế tối đa việc dung nạp rượu, bia. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ gây ung thư lưỡi tăng tỷ lệ thuận với thời gian uống rượu bia.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ có năng lượng cao (từ 10-16h), sử dụng kem chống nắng bảo vệ cơ thể vì khi một tế bào ung thư xuất hiện sẽ di căn sang bộ phận khác.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng thực phẩm ngừa ung thư như: đậu, hoa quả, rau họ cải, rau xanh lá đậm, đậu nành, cà chua, tránh món nướng chiên..
- Chữa trị triệt để các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lưỡi, viêm nướu, tiêu xương ổ răng...Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 1mm tiêu xương ổ răng làm tăng 5,23 lần nguy cơ ung thư lưỡi.
- Nếu thấy có vết loét lưỡi đáy cứng, sần sùi, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần nên đến ngay cơ sở chuyên khoa
- Cần tầm soát ở bệnh nhân trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc hay uống rượu
Xem thêm:
- Từ vết loét nhỏ đến... ung thư lưỡi
- Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?
- Điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp nào?