Ung thư khoang miệng dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng thông thường

Ung thư khoang miệng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu bởi người bệnh thường nhầm lẫn là bị nhiệt miệng hay loét miệng. Hậu quả, người bệnh thường đến viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không cao.

Ung thư khoang miệng dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng thông thường Ung thư khoang miệng dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng thông thường

Ung thư khoang miệng là gì?

Ung thư khoang miệng là khối u ác tính trong khoang miệng. Đây là loại ung thư thường gặp ở lứa tuổi 40-60 nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ dần.

Bệnh có thể dễ dàng quan sát được và nếu để ý thì người bệnh cũng có thể tự phát hiện ra ở giai đoạn đầu. Nhưng vì căn bệnh này có nhiều dấu hiệu giống với nhiệt miệng, loét miệng thông thường, ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc bệnh nhân chấp nhận được tình trạng loét và đau nên nhiều người bệnh thường chủ quan bỏ qua.

Đa số bệnh nhân ung thư khoang miệng lầm tưởng bị loét miệng nên đến viện ở giai đoạn muộn, khi tổn thương ung thư đã lan rộng, phá hủy nhiều cấu trúc lân cận. Do đó, tiên lượng sống của bệnh nhân bị giảm đi nhiều.

vicare.vn-ung-thu-khoang-mieng-de-nham-lan-voi-cac-benh-rang-mieng-thong-thuong-body-2

Nguyên nhân gây bệnh

Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trí khác. Nguyên nhân đều có thể do:

  • Hút thuốc lá: Đây được coi là yếu tố chính gây bệnh ung thư miệng, nếu không muốn mắc bệnh này hãy từ bỏ thuốc lá.
  • Uống quá nhiều rượu: Theo các thống kê, có khoảng 75 đến 80% số người bị ung thư miệng do uống rượu. Trong số đó, những người vừa nghiện thuốc lá vừa nghiện rượu thì khả năng mang bệnh sẽ cao hơn.
  • Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thời điểm nắng gắt và thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư môi. Ở những người da càng sáng càng dễ bị tổn thương ADN trong tế bào- là nguyên nhân gây ung thư. Vì thế, để phòng chống ung thư , kể cả vùng khoang miệng, chúng ta cần phải che chắn, bôi kem chống nắng. Đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng...
  • Tuổi tác và giới tính: Đây là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư khoang miệng. Nhiều kết quả thống kê cho thấy, có hơn 90% các trường hợp ung thư miệng ở những người từ 45 trở lên, độ tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 60. Ở thời điểm 40 năm trước đây, trung bình cứ 5 nam giới mắc ung thư miệng mới có 1 phụ nữ bị bệnh, nhưng hiện nay, tỷ lệ này chỉ là 2:1. Điều này có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ.
  • Một nguyên nhân không ngờ là vệ sinh răng miệng kém, dùng răng giả không đúng cách, răng nhọn hay xương, vật nhọn đâm vào niêm mạc cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư khoang miệng.
  • Ung thư khoang miệng còn có thể gây ra bởi vi rút HPV do quan hệ tình dục bằng đường miệng.
  • Bên cạnh đó, một số người có thói quen nhai trầu thuốc trong thời gian dài, xỉa thuốc, ăn dưa cà muối cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện của ung thư khoang miệng

Có các vết loét đau trong miệng

Ở giai đoạn đầu tiên, người bệnh thường xuất hiện một vài vết loét trong miệng nhưng chưa gây đau đớn. Sau một thời gian ngắn, cơn đau tăng lên và vết loét trong miệng bị rách và chảy máu. Nếu vết loét miệng nóng rát và sưng đau quá 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của mình. Bởi đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư khoang miệng.

vicare.vn-ung-thu-khoang-mieng-de-nham-lan-voi-cac-benh-rang-mieng-thong-thuong-body-1

Hôi miệng, răng lung lay

Một số người bệnh có thể gặp tình trạng hôi miệng, răng lợi bị ảnh hưởng. Khi thấy răng bị rụng không có nguyên nhân hay chân răng hở, không liền lại... bạn cần đi khám ngay vì đó cũng là dấu hiệu báo động của ung thư khoang miệng.

Cảm giác nhai nuốt khó khăn

Các vết loét trong miệng khiến lúc ăn bị đau rát. Hay lưỡi giảm độ linh hoạt, một bên lưỡi bị mất cảm giác... đều khiến bạn nhai nuốt khó khăn. Những dấu hiệu này báo động các bệnh liên quan đến miệng mà đặc biệt là ung thư khoang miệng.

Giảm cân đột ngột

Gần như tất cả các bệnh ung thư đều có dấu hiệu này, và ung thư khoang miệng cũng không phải ngoại lệ. Nguyên nhân do ung thư khoang miệng khiến bạn có cảm giác đau nhức trong khoang miệng, và chán ăn từ đó cân giảm đột ngột.

Gặp khó khăn khi nói

Nếu ung thư khoang miệng bắt đầu phát triển mạnh, lan xuống cổ họng, bạn bắt đầu gặp khó khăn khi nói, khó có thể nói rõ từng câu chữ. Một số trường hợp còn bị khàn giọng, mất giọng, không thể nói to được...

Có đốm đỏ hoặc đốm trắng xuất hiện trong khoang miệng/cổ họng

Các đốm đỏ hoặc đốm trắng xuất hiện bất thường trong khoang miệng hay cổ họng mà trong vòng 2 tuần không chủ động lành lại thì bạn nên chủ động đi khám ngay. Vì đây cũng là dấu hiệu thường gặp và dễ nhận thấy của ung thư khoang miệng.

Mất cảm giác bên trong khoang miệng

Miệng bị mất cảm giác, hay bị tê buốt, tình trạng kéo dài 1 tuần đổ lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để biết chính xác bệnh tình của mình. Vì đó cũng là một dấu hiệu ung thư khoang miệng thường gặp.

Nổi cục u ở cổ và trong miệng

Bỗng nhiên ở cổ họng hay khoang miệng của bạn xuất hiện những cục u mà không rõ lý do. Có thể đó là dấu hiệu của ung thư khoang miệng, bạn cần đi khám ngay để biết chính xác tình trạng của những cục u đáng ghét đó.

Ung thư khoang miệng sống được bao lâu?

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, đa phần bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tỷ lệ sót trên 5 năm ở giai đoạn này tương đối cao, trên 85%. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì xác suất chữa và khả năng sống sót lâu của người bệnh không cao. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở khoang miệng, người bệnh cần nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

vicare.vn-ung-thu-khoang-mieng-de-nham-lan-voi-cac-benh-rang-mieng-thong-thuong-body-2

Biện pháp phòng ngừa ung thư khoang miệng

Để phòng bệnh ung thư miệng, chúng ta nên áp dụng theo các biện pháp sau:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng bàn chải đánh răng phù hợp hoặc sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch các kẽ răng.
  • Không hút thuốc lá, không nghiện rượu.
  • Chú ý ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin A, C và E, các chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
  • Chủ động tầm soát ung thư định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh.
  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để răng miệng luôn được sạch sẽ. Khoang miệng không sạch sẽ khiến các mầm mống gây bệnh phát triển và khả năng miễn dịch chống các loại ung thư suy giảm.
  • Từ bỏ thuốc lá- nguyên nhân hàng đầu của ung thư khoang miệng.
  • Hạn chế uống rượu bia, thức uống có cồn bởi ung thư khoang miệng càng tăng nếu uống rượu bia càng nhiều và thời gian càng dài.
  • Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, luôn đeo khẩu trang, thoa kem dưỡng môi chống nắng để bảo vệ mô bất cứ khi nào ra ngoài vào lúc trời nắng gắt. Bởi ung thư môi sẽ dẫn đến ung thư biểu mô khoang miệng.
  • Ăn uống khoa học: Chọn nhiều thực phẩm phòng chống ung thư như các loại hoa quả, rau xanh giàu vitamin C, E để tăng chất chống oxy hóa. Ngoài ra, thức ăn thay vì chiên hoặc nướng bạn nên ăn luộc và sử dụng các gia vị lành tính như tỏi, gừng để món ăn hấp dẫn hơn.
  • Tập thể dục đều đặn: Một lối sống tích cực sẽ làm tăng khả năng miễn dịch chống lại các loại ung thư.
  • Quan hệ tình dục an toàn: HPV – virus lây truyền qua đường tình dục được biết đến là yếu tố liên quan tới ung thư khoang miệng. Nếu "yêu bằng miệng" có thể lây nhiễm HPV. Vì thế hãy tiêm phòng HPV đầy đủ, đồng thời thực hiện các biện pháp tình dục an toàn, hạn chế quan hệ tình dục đường miệng để phòng tránh ung thư khoang miệng.
  • Đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/1 lần để biết rõ tình trạng răng miệng của bản thân, giúp phát hiện ra những bất thường để có các biện pháp can thiệp kịp thời ở vùng khoang miệng.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn đọc sẽ hiểu biết rõ hơn về căn bệnh ung thư khoang miệng, đồng thời có những biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Chúc bạn may mắn và sức khỏe!

Xem thêm:

  • Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư khoang miệng
  • Ăn gì lợi cho người ung thư biểu mô khoang miệng?
  • Ung thư biểu mô khoang miệng xuất phát từ những nguyên nhân nào?