Ung thư gan đa ổ là gì?
Gan là bộ phận đặc biệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể ra ngoài, hạn chế cơ thể bị nhiễm độc. Khi bạn làm cơ thể bị nhiễm độc nặng, khiến gan không thể tải nổi, dễ gây tình trạng suy gan, ung thư gan. Tình trạng diễn biến nặng có thể dẫn đến tình trạng ung thư gan đa ổ. Vậy ung thư gan đa ổ là gì? Cùng Vicare tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Ung thư gan đa ổ là gì?
Gan là bộ phận đặc biệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể ra ngoài, hạn chế cơ thể bị nhiễm độc. Khi bạn làm cơ thể bị nhiễm độc nặng, khiến gan không thể tải nổi, dễ gây tình trạng suy gan, ung thư gan. Tình trạng diễn biến nặng có thể dẫn đến tình trạng ung thư gan đa ổ. Vậy ung thư gan đa ổ là gì? Cùng HoiBenh tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Ung thư gan đa ổ là gì?
- U gan đa ổ là tình trạng tại gan xuất hiện cùng một lúc những khối u ở nhiều vị trí khác nhau. Những khối u này có kích thước và hình dạng khác nhau, nằm rải rác lan rộng trên bề mặt của gan.
- Bệnh u gan đa ổ xuất hiện trong quá trình điều trị các bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ,... không điều trị được triệt để, làm suy yếu chức năng gan. Dần dần những tổn thương ngày càng nặng và phát triển thành các khối u tại gan.
- Thông thường thì u gan đa ổ không rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể tình cờ phát hiện bệnh hoặc biết mình mắc bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Chính vì vậy, chúng ta cần mau chóng đến ngay bệnh viện khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như: cảm sốt, mệt mỏi, gan to, vàng da, kèm theo đó là triệu chứng chán ăn do bị rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng ung thư gan đa ổ
- Cổ chướng do ung thư
- Bệnh nhân bị vàng da, do chèn ép đường mật trong gan.
- Xuất huyết tiêu hóa cao, có huyết khối cửa.
- Gây viêm phúc mạc. Có thể do vỡ nhân ung thư, tràn dịch, gây viêm.
- Khối u chèn ép tĩnh mạch trên gan hoặc tĩnh mạch chủ dưới.
- Biến chứng di căn đi các cơ quan khác: Trong gan, phổi, màng phổi, xương, hạch, não...
Mức độ nguy hiểm của ung thư gan còn tùy thuộc vào khối u là lành tính hay ác tính. Nếu ác tính thì sẽ phát triển nhanh chóng, nhanh chóng lan ra các tạng khác rất khó kiểm soát.
Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
Biện pháp điều trị ung thư gan đa ổ
Điều trị ngoại khoa
- Điều trị bằng ngoại khoa, người ta có thể phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Đối với trường hợp ung thư gan nguyên phát thì phẫu thuật cắt gan vẫn là phương pháp điều trị triệt để nhất.
- Thường chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn I, II và IIIA.
- Một số vấn đề trong chống chỉ định phẫu thuật như Chức năng gan kém do xơ gan, khối u xâm lấn ở cả hai thùy gan, khối u xâm lấn hoặc làm tắc ống gan chung, khối u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới, huyết khối tĩnh mạch cửa, xâm lấn hạch lympho, di căn xa (thường gặp là phổi và xương)...
- Ngay sau phẫu thuật ung thư gan, sự tái phát khối u là có thể xảy ra, có trường hợp cần cắt bỏ lần 2 hoặc thậm chí lần 3.
- Biến chứng sau mổ
Các biến chứng thường gặp sau mổ cắt gan như chảy máu, nhiễm khuẩn, báng, suy gan, dò đường mật (hiếm)...
Ghép gan
Ghép gan sẽ loại bỏ tất cả phần ung thư và các tổn thương trước nó, loại bỏ nguy cơ do tăng áp lực cửa, tuy nhiên vẫn còn nguy cơ tái phát viêm gan trên gan ghép.
Các trường hợp có một khối u dưới 5 cm hoặc có dưới 3 hoặc u nhỏ hơn 3 cm thì tiên lượng sau ghép rất tốt. Gần giống với trường hợp các bệnh nhân ghép tạng khác, trường hợp không phải ung thư.
Điều trị nội khoa
Phương pháp Tiêm cồn tuyết đối qua da trực tiếp vào khối u dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
Ethanol gây ra huyết khối động mạch trong khối u, từ đó gây ra hoại tử đông khối u và tình trạng thiếu máu cục bộ khối u.
Phương pháp này được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan, số lượng khối u không quá 3 khối, tất cả đều là u có vỏ bọc. Thêm nữa là kích thước u thường nhỏ dưới 5 cm, thực tế kích thước tuỳ thuốc số lượng khối u (1 u ≤ 12 cm, 2 u ≤ 6 cm, 3 u ≤ 4 cm).
Phương pháp gây tắc mạch
- Gan nhận 2 nguồn máu cung cấp chính là động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Trong đó các khối u nhận máu chủ yếu từ động mạch gan. Việc gây tắc mạch bằng cách tiêm vào nhánh động mạch chọn lọc nuôi dưỡng khối u, sẽ gây hoại tử khối u và không gián đoạn sự tưới máu đối với phần gan lành.
- Phối hợp gây thiếu máu hoại tử khối u và sử dụng hóa chất chống ung thư sẽ làm tăng tác dụng điều trị.
- Trường hợp chỉ định gây tắc mạch khối u trong các khối u gan không phẫu thuật cắt bỏ được, xuất huyết phúc mạc do vỡ khối u gan, gây tắc mạch trước mổ để làm giảm bớt kích thước khối u và tăng thời gian sống thêm sau mổ.
Các phương pháp điều trị khác
- Phóng xạ trị liệu
- Hóa trị liệu
- Miễn dịch trị liệu
- Kỹ thuật chuyển gen
Đưa các gen trị liệu đặc hiệu đến tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính nhưng không làm thương tổn tổ chức gan lành. Các vectơ virus như adenovirus, các kháng thể đơn dòng phản ứng với khối u được sử dụng để phân bố các gen đến các tế bào ung thư.
- Nhiệt trị liệu
Thường sử dụng sóng cao tần (radio frequence ablation:RFA) để phát ra nhiệt năng thông qua một cây kim cắm sẵn trong lòng khối u, nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu huỷ tế bào ung thư. Kết quả bước đầu khá tốt.
Một số biện pháp phòng tránh ung thư gan
Tiêm phòng vắc xin phòng chống viêm gan B
Tiêm phòng có thể giảm nguy cơ mắc viêm gan B, giúp bảo vệ hơn 90% cả người lớn và trẻ em. Tiêm phòng bảo vệ kéo dài được nhiều năm và thậm chí có thể là suốt đời.
Tiêm vaccine có thể được tiêm cho bất cứ ai, kể cả trẻ sơ sinh, người cao niên và những người có tổn thương hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, không áp dụng cho người đã bị viêm gan B.
Ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan C
- Không có vaccine chủng ngừa viêm gan C tồn tại, nhưng có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên biết tình trạng sức khỏe của bạn đời. Đặc biệt không quan hệ tình dục bừa bãi, nhất là khi không chắc chắn bạn đời bị nhiễm HBV, HCV hay không hoặc bất kỳ bệnh qua đường tình dục khác. Bạn nên sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục để hạn chế lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
- Sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần, không dùng chung bơm kim tiêm. Không nghiện hút, chích ma túy...
- Khi đi xăm mình, đi xỏ khuyên hay bất cứ làm gì gây tổn thương trên cơ thể, phải đảm bảo nơi thực hiện an toàn, không dùng chung với kim người khác, sử dụng kim dùng một lần.
Tầm soát ung thư gan
Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan cho biết, việc tầm soát ung thư gan cho những người nghĩ rằng có nguy cơ cao sẽ hạn chế nguy cơ ung thư gan cho bệnh nhân.
Đối tượng nên tầm soát ung thư gan:
- Đang bị viêm gan hoặc gia đình có người bị viêm gan B, C.
- Có xơ gan do việc sử dụng rượu bia, có tiền sử tổn thương gan.
- Gia đình có người bị mắc bệnh ung thư gan...
- Cơ thể bị nhiễm sắc tố sắt mô.
- Bị xơ gan tiểu đường mật.
- Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nhưng không do rượu.
Ung thư gan đa ổ là căn bệnh khá nguy hiểm, gan bị tổn thương nhiều hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Khi gan bị tổn thương do viêm gan virus, xơ gan... hãy chú ý bảo vệ sức khỏe mình hơn, kiểm tra khám thường xuyên để phòng tránh tổn thương gan nặng hơn. Mong rằng qua bài viết này mọi người đã hiểu được ung thư gan đa ổ là gì, những trường hợp cần tầm soát ung thư là ai. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Bật mí 4 toa thuốc đông y chữa ung thư gan
- Vì sao ung thư gan vọt lên vị trí đầu bảng trong các loại ung thư thường gặp?
- Răng miệng không khỏe có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan