Ung thư dạ dày giai đoạn 1 và những điều cần biết
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1 sẽ rất khó phát hiện. Hầu hết các trường hợp khi phát hiện mình bị ung thư dạ dày thường đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn khó có thể chữa trị được. Những cũng có một số người tuy mới ở giai đoạn đầu nhưng thường quan tâm tới sức khỏe nên đi khám và xét nghiệm thường xuyên đã phát hiện được bệnh sớm.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 và những điều cần biết
Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện. Hầu hết các trường hợp khi phát hiện mình bị ung thư dạ dày thường đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn khó có thể chữa trị được. Nhưng cũng có một số người tuy mới ở giai đoạn đầu nhưng thường quan tâm tới sức khỏe nên đi khám và xét nghiệm thường xuyên đã phát hiện được bệnh sớm.
Các triệu chứng đáng chú ý của ung thư dạ dày giai đoạn 1
1. Đau bụng như thế nào là dấu hiệu ung thư dạ dày
Bắt đầu từ những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được nhưng cơn đau luôn dai dẳng, lúc đau lúc không. Không những thế, người đau dạ dày mãn tính còn có thể thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo một quy luật nào.
Nếu như trước kia những cơn đau bụng thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, nếu thấy đau bất cứ lúc nào và không theo quy luật thì đó có thể là dấu hiệu bệnh đã phát triển thành ung thư dạ dày.
2. Đau tức khu vực rốn
Biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 50% trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn.
Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy mà bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
3. Ợ chua, tiêu hóa không tốt
Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% tổng số người mắc bệnh.
Bên cạnh đấy họ sẽ không có hứng ăn uống, ăn mất ngon. Người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở luôn nóng, không muốn ăn, ngay cả những món yêu thích hay khi đổi món, ghét ăn thịt, nhất là thịt mỡ.
4. Hay đầy bụng cũng là nguy cơ bệnh ung thư dạ dày
Đầy bụng sau khi ăn cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong bữa có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn...
Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà hoặc cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc.
Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu thì đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành bệnh ung thư dạ dày.
5. Sờ thấy khối u, da mặt thay đổi
Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện khi sờ vào là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào sẽ có cảm giác đau.
Theo sự tăng lên của kích thước khối u thì cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.
Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường xuất hiện như: người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi những nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da... thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u...
Chính vì vậy ngoài việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bạn cần phải để ý việc sinh hoạt hằng ngày của mình để phát hiện sớm các dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 thì có nguy hiểm không?
Với những người phát hiện sớm thì cơ hội điều trị hoàn toàn được bệnh ung thư dạ dày cao hơn. Cũng không ít ca ung thư dạ dày do phát hiện sớm đã được điều trị thành công. Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ tử vong cũng không phải là ít, nhiều người bệnh khi phát hiện sớm kết hợp điều trị sớm nên có thể sống thêm được rất nhiều năm nữa.
Chính vì vậy nếu bạn có phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn này thì khả năng chữa khỏi (sống thêm 5 năm không tái phát) là khả thi. Tất cả những gì bận cần làm là tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tập trung điều trị, tìm hiểu đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng và các biện pháp giữ sức khỏe. Nên giữ tinh thần thoải mái và vận động phù hợp với thể lực.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
Biện pháp tốt nhất để phát hiện ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng là nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài việc làm các xét nghiệm thì nội soi dạ dày là rất cần thiết. Bởi đối với bệnh, cho dù làm các xét nghiệm vẫn không thể phát hiện bệnh mà phải nội soi.
Ngoài ra, nếu thấy cơ thể khác lạ, có các biểu hiện như chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu thường xuyên; từng mắc hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính; cơ thể mệt mỏi, bị sụt giảm cân nghiêm trọng; bị sốt dai dẳng mà không rõ nguyên nhân; đi đại tiện thấy phân đen ... thì nên đến các cơ sở y tế để khám, làm các xét nghiệm cần thiết.
Đối với những người đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn 1, nên có một chế độ ăn uống phù hợp, giữ tư tưởng luôn thoải mái, tinh thần lạc quan. Đặc biệt trong quá trình điều trị nên tin tưởng và tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ một cách nghiêm túc để cải thiện hiệu quả điều trị.
Xem thêm:
- Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày bạn cần biết
- Tưởng bị đầy hơi hóa ra ung thư dạ dày