Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay. Ung thư dạ dày có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Y học hiện đại phát triển có thể mang lại kết quả điều trị tích cực cho người bệnh.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày là bệnh hiểm nghèo nên khi mắc phải đa phần người bệnh đều có suy nghĩ tỷ lệ sống sót rất ít và đồng nghĩa với cái chết. Tuy nhiên, ung thư dạ dày có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố - đặc biệt trong bối cảnh y học hiện đại phát triển có thể mang lại kết quả điều trị tích cực cho người bệnh.
Ung thư dạ dày - căn bệnh hiểm nghèo
Ung thư dạ dày là 1 loại ung thư phổ biến về đường tiêu hóa rất nguy hiểm. Bệnh do các tế bào ung thư phát triển ở dạ dày.
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh vẫn chưa được làm rõ nhưng vi khuẩn HP được Tổ chức Y tế Thế giới nhận định là tác nhân hàng đầu gây bệnh. Tiếp theo đó là:
- Chế độ ăn uống nhiều chất độc hại, ăn mặn.
- Viêm dạ dày thể teo, thiếu máu ác tính.
- Viêm dạ dày mãn tính có HP không điều trị triệt để.
- Người có nhóm máu A thường chiếm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày
- Tâm lý căng thẳng, lo âu thường xuyên.
- Với những triệu chứng như:
- Vùng thượng vị có hiện tượng đau âm ỉ hoặc nóng rát
- Nuốt nghẹn, ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn.
- Có cảm giác buồn nôn, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen.
- Viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt là thể teo.
- Sút cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi.
- Có thể cảm nhận được khối u khi lấy tay sờ vào bụng.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn bệnh mà người bệnh biết được ung thư dạ dày chữa khỏi không và mất bao lâu để chữa.
Đối với những người được phát hiện sớm và chữa trị thích hợp thì có tỷ lệ thành công và bệnh nhân sống thêm 5 năm lên tới 90% và 10 năm là 70%. Do đó, phát hiện sớm được bệnh là vô cùng quan trọng.
Ở giai đoạn đầu (giai đoạn 0 hoặc giai đoạn I) xuất hiện tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày nhưng lúc này, niêm mạc có cấu trúc chưa bị đảo lộn. Bác sĩ sẽ cắt phần dạ dày bị ung thư qua nội soi để loại bỏ khối u có kích thước dưới 2cm. Sau đó, kết hợp với hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
Ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ áp dụng: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị nhưng kết quả không khả quan vì tế bào ung thư đã di căn ra các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này, chỉ có thể kéo dài cho bệnh nhân thêm 5 năm chỉ đạt 17% là cao nhất.
Hiện nay, Nhật Bản là đất nước chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày cao nhất thế giới, tỷ lệ trên 80%. Lý do: Nhật Bản chú trọng sàng lọc, phát hiện sớm căn bệnh, nhất là những người trên 40 tuổi. Trong khi, tại Việt Nam chỉ khi bệnh ở giai đoạn nặng mới đi khám chữa bệnh thì đã muộn.
Cần làm gì khi mắc phải ung thư dạ dày?
Ung thư dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trẻ có tỷ lệ cao hơn. Song người già có thể trạng yếu, không chịu nổi các phương pháp điều trị nên người già có tỷ lệ tử vong cao hơn. Do đó, điều quan trọng nhất không chỉ ở bệnh nhân ung thư dạ dày mà ở tất cả các bệnh ung thư khác là bệnh cần được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu tiên mới chữa khỏi được. Bác sĩ áp dụng phẫu thuật kết hợp xạ trị, hóa trị là điều trị hiệu quả.
Đồng thời, người bệnh sau khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo này cần bình tĩnh, không suy sụp và luôn có thái độ lạc quan trong điều trị và cuộc sống. Thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn phù hợp để cơ thể có sức đề kháng.
Người thân luôn ở bên, động viên tinh thần để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Và nên nhắc nhở người bệnh uống thuốc, ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe chống lại căn bệnh quái ác.
Và để phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu, mỗi người nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Vì nếu phát hiện bệnh muộn, không thể chữa trị được khiến tỷ lệ tử vong cao.
Xem thêm:
- Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày bạn cần biết
- Phát hiện ung thư dạ dày sớm tỷ lệ chữa khỏi đạt tới 100%