Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là gì?

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là một dạng ung thư chủ yếu trong các dạng ung thư dạ dày. Vậy ung thư biểu mô tuyến dạ dày là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin.

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là gì? Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là gì?

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là gì?

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là một dạng ung thư biểu mô ác tính, bắt nguồn từ những tế bào biểu mô ở niêm mạc dạ dày. Ung thư biểu mô tuyến dạ dày được chia làm 2 loại: loại lan tỏa và loại ruột non:

  • Loại ruột non: là loại ung thư dạ dày mà các tế bào tăng sinh có cấu trúc ống dạng tuyến, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản tuyến ở mức độ cao. Thể này có thể kéo dài từ 5 - 15 năm. Đa phần bệnh nhân mắc thể bệnh này là người cao tuổi và có tiên lượng bệnh xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
  • Loại lan tỏa: Đây là loại ung thư mà tế bào tăng sinh thâm nhiễm thành từng mảng, làm dày vách dạ dày. Nó có thể phát triển ở khắp nơi trong dạ dày kể cả tâm vị và làm mất đi khả năng giãn của dạ dày. Ung thư dạ dày dạng lan tỏa thường ít gặp và đối tượng thường mắc là những người trẻ tuổi. Bệnh tiến triển nhanh và có tiên lượng xấu hơn thể ruột non vì mức độ tổn thương cũng như mức độ tiến triển nhanh của bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày có thể kể đến như:

  • Tổn thương tiền ung thư: Những người bị viêm dạ dày mãn tính sẽ gây viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày, gây biến đổi dị sản của tế bào, sau đó là các biến đổi loạn sản tế bào và tiến triển dần thành ung thư.
  • Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Thói quen ăn uống, sinh hoạt có liên quan mật thiết đến ung thư dạ dày. Những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư phải kể đến như thịt ướp muối, thịt hun khói, thức ăn chứa nitrates, nitrites,.... Thuốc lá cũng là một tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn Helicobacter pylori chính là nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày. Helicobacter pylori gây ra tình trạng viêm dạ dày mạn tính, nhất là viêm mạn teo đét - được coi là thay đổi tiền ung thư. Ngoài ra virus Epstein-Barr cũng có khả năng gây ra ung thư dạ dày.
  • Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày hơn những người có chỉ số cân nặng bình thường.
  • Tiền sử phẫu thuật: Tiền sử phẫu thuật cũng là yếu tố làm tăng thêm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Thời điểm dễ phát triển ung thư dạ dày cao nhất là sau phẫu thuật 15 - 20 năm. Các phương pháp phẫu thuật làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày là phẫu thuật Billroth I, Billroth II
  • Tuổi tác và giới tính: Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày chiếm nhiều hơn nữ giới. Những người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư tăng lên rõ rệt.
vicare.vn-ung-thu-bieu-mo-tuyen-da-day-la-gi-body-1
Thuốc lá cũng là một tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.

Những triệu chứng phát hiện ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Triệu chứng của ung thư biểu mô tuyến dạ dày thường khó nhận ra do không có biểu hiện đặc trưng và đến khi phát hiện thì bệnh cũng đã tiến triển nặng. Tuy nhiên có một số dấu hiệu bạn có thể nhận thấy của bệnh như chán ăn, giảm cân nhanh. Thời gian này, bạn có thể điều trị bằng thuốc để trì hoãn sự phát triển của bệnh. Khi sờ nắn vào vùng dạ dày thấy có khối u thường chỉ gặp dưới 1⁄5 số bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến dạ dày.

Phát hiện lu bô thiếu máu do mất máu khi xuất huyết dạ dày, chức năng gan bị suy giảm, không đào thải được hết độc tố ra ngoài.

Tiên lượng điều trị

Tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày là 12%. Bệnh nhân có thể sống lâu hơn được hay không còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của khối u, các đặc điểm mô học, vị trí khối u,...

Giai đoạn I và II là giai đoạn có thể cắt bỏ để chữa trị, bệnh nhân có thể sống với tỉ lệ 30 - 70%.

Các loại u lan tỏa và ung thư biểu mô hình nhẫn có tiên lượng xấu hơn các tổn thương ở loại ruột.

U dạ dày ở phía gần (đáy dạ dày, tâm vị) có tiên lượng xấu hơn so với những vị trí xa hơn, ngay cả bệnh bề ngoài có vẻ là khu trú, bệnh nhân chỉ có được tỉ lệ sống thêm 5 năm là 10 - 15%.

Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Tùy vào những yếu tố như kích thước khối u, mức độ lây lan và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bệnh nhân được tiến hành điều trị bằng những phương pháp khác nhau.

  • Phẫu thuật:

Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi ung thư chỉ phát triển giới hạn trong niêm mạc dạ dày, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tùy thuộc vào mức độ xâm lấn và vị trí khối u mà có thể cắt bỏ một phần ruột non hoặc tụy.

Phương pháp phẫu thuật nội soi niêm mạc dạ dày, còn gọi là EMR là phương pháp được dùng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Phương pháp này loại bỏ khối u cùng lớp niêm mạc bao phủ bên trong dạ dày bằng một vòng dây điện nhờ nội soi.

Nếu sau khi phẫu thuật mà mẫu bệnh phẩm chưa được cắt hết hoặc có sự xâm lấn sâu của ung thư thì bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thực sự. Trong quá trình phẫu thuật, các hạch bạch huyết xung quanh cũng sẽ được lấy ra để xác định mức độ lây lan của khối u.

  • Xạ trị:

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao nhằm phá hủy các tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày thường được xạ trị từ bên ngoài. Theo đó, tia xạ xuất phát từ máy bên ngoài cơ thể và tập trung vào khu vực bị ảnh hưởng bởi ung thư.

Phương pháp xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật thu nhỏ khối u hoặc sau khi phẫu thuật có hoặc không có hóa trị để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Với những trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, xạ trị có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm nhẹ, giúp giảm đau và chảy máu cho những bệnh nhân không thể đáp ứng được phẫu thuật.

  • Hóa trị:

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn không cho chúng phát triển và lây lan. Hóa trị được dùng chủ yếu cho những bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Người bệnh ung thư biểu mô tuyến dạ dày có thể nhận được hóa trị sau phẫu thuật để ngăn tế bào ung thư tái phát. Có thể dùng kết hợp với xạ trị hoặc không xạ trị. Một số loại thuốc phổ biến để điều trị ung thư dày: 5-fluorouracil ( thường kết hợp với leucovorin), etoposide, epirubicin, doxorubicin, cisplatin và methotrexate.

vicare.vn-ung-thu-bieu-mo-tuyen-da-day-la-gi-body-2

Phòng tránh ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày, tuy nhiên không có phương pháp nào điều trị được triệt để mà chỉ có thể kéo dài được sự sống và làm giảm các triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân. Nếu bệnh được phát hiện sớm khi chưa khởi phát thì khả năng chữa khỏi là có thể. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách giữ thói quen sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích, đồng thời thường xuyên đến bệnh viện thăm khám sức khỏe tổng quát để được chẩn đoán và phát hiện sớm mầm bệnh.

Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi, bạn có thể hiểu ung thư biểu mô tuyến dạ dày là gì, để từ đó có biện pháp phòng ngừa trước nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Xem thêm:

  • Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì?
  • Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không?
  • Viêm hang vị phù nề là bệnh gì?