U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không?

U tuyến giáp ác tính còn được gọi là ung thư tuyến giáp. Như vậy, có thể thấy u tuyến giáp ác tính thực chất là ung thư. Vậy u tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không? Để biết câu trả lời, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết.

U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không? U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không?

U tuyến giáp ác tính còn được gọi là ung thư tuyến giáp. Vậy u tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không? Để biết câu trả lời, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết.

U tuyến giáp ác tính là gì?

U tuyến giáp bao gồm u lành tính và u ác tính. Trong đó, u tuyến giáp ác tính hiếm gặp hơn so với u lành tính với tỷ lệ là từ 4 đến 7% người mắc phải trên tổng số ca mắc u tuyến giáp nói chung và nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Bệnh còn được gọi với cái tên quen thuộc là ung thư tuyến giáp.

Những nguyên nhân gây bệnh

Tuyến giáp có hình bướm, nằm ở cổ và có chức năng điều hành sự trao đổi chất. U tuyến giáp ác tính có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người trên 30 tuổi, hiếm gặp hơn ở trẻ em và tuổi vị thành niên.

Các nguyên nhân chính gây nên u tuyến giáp ác tính bao gồm:

Phóng xạ

Nhiễm phóng xạ là nguyên nhân hàng đầu gây nên u tuyến giáp ác tính. Nguyên nhân nhiễm phóng xạ có thể đến từ quá trình điều trị bệnh hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân. Các bệnh liên quan đến tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, u tuyến giáp ác tính thường không xuất hiện ngay sau khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ mà phải sau vài tháng, vài năm, thậm chí kéo dài đến hàng chục năm. Nhiễm phóng xạ là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư tuyến giáp ở trẻ em.

Di truyền

Theo các nghiên cứu y khoa, có khoảng 70% số bệnh nhân mắc u tuyến giáp ác tính có người thân trong gia đình đã từng bị căn bệnh tương tự. Tuy nhiên, không ai biết chính xác yếu tố gen di truyền nào gây nên bệnh. Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện ra rằng có đến 25% tới 30% bệnh ung thư tủy có liên quan đến sự biến đổi của gen. Trong khi đó, ung thư tủy lại chiếm 7% nguyên nhân gây nên ung thư tuyến giáp. Và cho đến nay ung thư tuyến giáp có mối liên hệ trực tiếp với di truyền hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn của nhân loại.

vicare.vn-u-tuyen-giap-ac-tinh-co-nguy-hiem-khong-body-1

Tuổi tác và hormone

Hầu hết các bệnh nhân mắc u tuyến giáp ác tính đều rơi vào độ tuổi từ 30 đến 50. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 2 đến 4 lần so với nam giới. Nguyên nhân được lý giải là do sự thay đổi hormone ở nữ giới trong quá trình sinh sản và trong thời kỳ mãn kinh là yếu tố giúp kích thích hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Đây là điều kiện để u tuyến giáp, tế bào ung thư tuyến giáp được hình thành.

Tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Những người mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bướu giáp, basedow, suy giáp, hormone tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Tác dụng phụ của thuốc

Những người mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định cho uống thuốc i-ốt phóng xạ để điều trị bệnh. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hormon T4, từ đó khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.

Mắc bệnh về não hoặc từng bị chấn thương não

Các bệnh về não, chấn thương não cũng là một nguyên nhân gây nên u tuyến giáp ác tính. Bởi vì tuyến yên và vùng đồi dưới não có mối liên hệ mật thiết với tuyến giáp. Nếu chúng hoạt động không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm tuyến giáp tiết ít hormone hơn so với bình thường và gây nên suy tuyến giáp.

Những nguyên nhân khác gây nên bệnh có thể kể đến là do: rối loạn hệ miễn dịch, thiếu i-ốt, thừa cân, nghiện rượu,...

Triệu chứng của bệnh

U tuyến giáp ác tính hay còn được gọi là ung thư tuyến giáp được chia thành 4 loại chính: ung thư tuyến giáp dạng nhú, ung thư tuyến giáp dạng nang, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Nhìn chung, các bệnh ung thư tuyến giáp thường có các triệu chứng sau:

  • Đau cổ, khiến cổ khó di chuyển.
  • Đau họng, khàn tiếng.
  • Khó nuốt khi khối u chèn ép và thực quản.
  • Khó thở khi khối u đã di căn, xâm lấn vào khí quản.
  • Sờ thấy hạch, khối u ở cổ. Có thể sờ thấy khối u, nhìn thấy khối u di chuyển theo nhịp nuốt.

Với các triệu chứng nêu trên thì u tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không? Cùng Vicare tìm hiểu trong phần tiếp theo, bạn nhé.

U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không?

vicare.vn-u-tuyen-giap-ac-tinh-co-nguy-hiem-khong-body-3

So với các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp được xếp vào danh sách “các loại ung thư dễ chịu nhất”. Thứ nhất, tỷ lệ người mắc u tuyến giáp ác tính chỉ chiếm 1% trong các loại bệnh ung thư. Bệnh gây tỷ lệ tử vong thấp và có thể điều trị được khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể tái phát và di căn nếu bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều trị thành công.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là với một số người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì các triệu chứng hầu như không xuất hiện và chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh. Khi phát hiện thì bệnh đã nặng. Điển hình là ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa - loại ung thư tuyến giáp nguy hiểm nhất thường được phát hiện ở giai đoạn cuối của bệnh và chữa trị thành công rất thấp.

Bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm khi nó bước sang giai đoạn di căn - giai đoạn cuối của bệnh. Ung thư tuyến giáp di căn thường di căn đến gan, phổi, não, xương và gây ra các hậu quả:

  • Gan: vàng da, vàng mắt, da nổi mẩn ngứa, đầu sưng to.
  • Phổi: ho, ho ra máu, tràn dịch màng phổi.
  • Não: đau đầu nhiều, trí nhớ suy giảm, thường xuyên mất ngủ, toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.
  • Xương: xuất hiện tình trạng đau ở xương, xương dễ gãy.

Khi u ác tính di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, điều trị I-131, xạ trị và điều trị đích sẽ được kết hợp để làm giảm triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Xem thêm:

  • Căn bệnh làm cho tuyến giáp không ổn định
  • Kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Ung Bướu