U bã đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

U bã đậu là một trong những bệnh u lành tính rất hay gặp, tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ gây khó chịu nếu như bị viêm nhiễm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải theo dõi và phát hiện sớm bệnh u bã đậu ở trẻ em để có những phương pháp điều trị kịp thời.

U bã đậu ở trẻ em có nguy hiểm không? U bã đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

U bã đậu là một trong những bệnh u lành tính rất hay gặp, tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ gây khó chịu nếu như bị viêm nhiễm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải theo dõi và phát hiện sớm bệnh u bã đậu ở trẻ em để có những phương pháp điều trị kịp thời.

U bã đậu là gì?

U bã đậu là một loại u lành tính và hay gặp ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi và chất nhờn như mặt, vành tai, nách, lưng, vai, ngực, bộ phận sinh dục.

U có cấu tạo gồm lớp vỏ bên ngoài, bên trong có chất bã quánh sệt, màu trắng đục hoặc vàng nhạt, giống bã đậu. Bệnh u bã đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Một số biến chứng thường gặp như:

  • Khối u lớn dần, chất bên trong hoại tử, loét, mưng mủ.
  • U bị bội nhiễm, vỡ u.
  • U gây mất thẩm mỹ cho cơ thể

U bã đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em thường không tự phát hiện được những bất thường trên cơ thể của mình. Chính vì vậy nếu cha mẹ không để ý và quan sát sẽ dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu của bệnh u bã đậu, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức và khó chịu cho trẻ.

Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý cũng như thường xuyên kiểm tra các vị trí đổ nhiều mồ hôi trên cơ thể của trẻ, để phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường và có những cách xử trí tốt nhất.

vicare.vn-u-ba-dau-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-1
U bã đậu ở trẻ

Cách xử lý bệnh u bã đậu ở trẻ em?

Thông thường, khi nhìn thấy những khối u xuất hiện trên cơ thể của em bé, cha mẹ rất hay tự ý chích, rạch hoặc sử dụng các biện pháp để làm xẹp khối u mà không thông qua sự tư vấn của bác sĩ. Khi u để lâu không điều trị, bị bội nhiễm, sẽ khó can thiệp, để lại nhiều hậu quả về sức khỏe và mặt thẩm mỹ.

Khi thấy trẻ có U bã đậu, cha mẹ phải đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa Nhi để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

  • Cắt bỏ khối u là cách điều trị tốt nhất và đem lại hiệu quả lâu dài, ngay cả đối với những khối u kích thước nhỏ, các biện pháp như dùng tia laser hay chích, rạch và nặn chất bã đậu đều không được khuyến khích sử dụng.
  • Đối với những khối u bã đậu ở trẻ em vài tháng tuổi, cần đưa trẻ đi khám sớm và nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi tự ý điều trị
  • Đối với bệnh u bã đậu ở trẻ lớn, phẫu thuật cắt bỏ sẽ được chỉ định để mang lại kết quả tốt. Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám, phẫu thuật tại các bệnh viện có uy tín và đảm bảo chất lượng.
  • Để tránh việc để lại sẹo lớn, các bác sĩ có thể chỉ rạch vết nhỏ 0.5-1cm rồi tháo bớt chất bã đậu, sau đó mới tiến hành cắt bỏ u, dán băng dính sạch sẽ không để lại sẹo, giúp các ông bố bà mẹ phần nào bớt lo lắng hậu phẫu thuật hơn.
vicare.vn-u-ba-dau-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-2
Cách điều trị bệnh u bã đậu

Cần làm gì sau khi phẫu thuật điều trị bệnh u bã đậu ở trẻ em?

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ và điều trị, cha mẹ cần chú ý vệ sinh thân thể, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Kèm theo đó là bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đủ chất cho trẻ trong quá trình điều trị bệnh u bã đậu để vết thương tiến triển tốt, hạn chế để lại sẹo, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để chữa dứt điểm u bã đậu?
  • U bã đậu vùng kín hiểu như thế nào là đúng?