Từ thước phim Sống chung với mẹ chồng - Các chị em mách nhau cách làm dâu "trăm họ"
Chỉ mới phát sóng được 3 tập nhưng bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả và trở thành đề tài nóng trên diễn dàn, mạng xã hội. Và cái mà người ta nhắc đến nhiều nhất là phận “làm dâu trăm họ”, sống làm sao để vừa lòng mẹ chồng và cả nhà bên chồng.
Từ thước phim Sống chung với mẹ chồng - Các chị em mách nhau cách làm dâu "trăm họ"
Với nội dung gần gũi và phần nào phản ánh chính cuộc sống hôn nhân ngoài đời thực, không khó hiểu khi “Sống chung với mẹ chồng” dễ dàng hấp dẫn khán giả ngay từ khi tung teaser. Hơn 6 triệu lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày khi teaser ra mắt đã chứng minh mối quan hệ “mẹ chồng – nàng dâu” chưa bao giờ là chủ đề hết Hot. Dù ở vị trí nào: mẹ chồng hay nàng dâu thì đều có những tâm sự riêng và dường như tìm thấy chính mình ở trong một tình huống nào đó trong bộ phim.
Vì sao mối quan hệ “mẹ chồng – nàng dâu” chưa bao giờ có hồi kết?
Mối quan hệ “mẹ chồng – nàng dâu” luôn là vấn đề nhạy cảm và gay cấn không có hồi kết. Nguyên nhân xuất phát từ quan niệm truyền thống khắt khe và một phần quan trọng khác chính là những người trong cuộc.
Mẹ chồng nào thì cũng đã từng trải qua phận làm dâu, dù ít dù nhiều cũng hiểu những mâu thuẫn, những khúc mắc khó nói. Tuy nhiên, một số mẹ khó tính thường có xu hướng tạo áp lực lại với con dâu, nghiêm khắc một cách khó chiều từ chuyện đi đứng, ăn ngủ cho đến chuyên sinh con. Không những vậy, nhiều gia đình nhà chồng còn tìm mọi cách để can thiệp vào cuộc sống và quản lý tài sản của con trai mặc dù họ đã có gia đình riêng của mình. Và những câu chuyện ngoài đời thật cũng không khác trong phim là mấy khi mâu thuẫn gia đình thường xoay quanh các yếu tố:
Mâu thuẫn về gia thế: Nhà chồng quá gia giáo, bề thế so với nhà bố mẹ đẻ có thể là lý do khiến mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Sự so sánh, hay thái độ coi thường của mẹ chồng chắc chắn sẽ là ngòi nổ âm ỉ cho mối quan hệ vốn đã nhạy cam này.
Mâu thuẫn về văn hóa: Thời đại công nghệ, internet phát triển có đóng góp đáng kể vào thay đổi tư duy của những người trẻ. Họ muốn độc lập, được đề cao cái tôi, ước muốn cá nhân và “đào thải” lối sống xưa cũ có phần bảo thủ. Và khi cha mẹ không theo kịp tốc độ thay đổi này, mẫu thuẫn nảy sinh là điều dễ hiểu.
Làm sao để dung hòa mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu?
Sống trong cùng một mái nhà thì cũng nên học cho mình chữ “nhẫn”. Nhẫn không phải là nhẫn nhục mà là nhẫn một cách khéo léo, đừng vì cái tôi quá cao của mình mà cái gì cũng khăng khăng làm theo sở thích. Con người ấy mà, không phải lúc nào cũng được làm theo ý muốn của mình. Đồng ý là chẳng ai mong muốn bị can thiệp quá sâu vào chuyện riêng tư của vợ chồng nhưng nhẫn một chút để cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc cùng gia đình chồng mới là chuyện quan trọng hơn.
Phận làm con gái rồi lấy chồng làm con dâu đã chịu nhiều thiệt thòi, song cuộc sống của người làm dâu sướng hay khổ lại phụ thuộc khá nhiều vào cách ứng xử của mỗi người. Khi bạn thông cảm cho tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con trai – tức là chồng mình, bạn sẽ thấy mọi chuyện trở nên đơn giản, dễ giải quyết hơn nhiều.
Khoảng cách giữa các thế hệ là điều khó tránh khỏi, mẫu thuẫn phát sinh là chắc chắn có những đã là phận làm dâu thì nên biết khôn khéo thì cuộc sống mới dễ bề yên bình. Và suy cho cùng, đã là mối quan hệ nhạy cảm thì không nên để mẫu thuẫn kéo dài quá lâu, hãy nghe lời mẹ chồng một cách thật lòng, chứ đừng ngoài một kiểu, trong một kiểu và quay sang đay nghiến chồng. Điều đó chỉ làm gia tăng áp lực cho chồng và ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
Mẹ chồng cũng như các mối quan hệ khác ở gia đình bên chồng là yếu tố tác động không nhỏ đến hạnh phúc của 2 người trẻ. Yêu nhau thì dễ chứ lấy nhau và sống với nhau mới khó, chính vì vậy, dù muốn dù không, hãy lựa chọn cho mình cách ứng xử khôn khéo, văn minh để hạnh phúc mãi được lâu bền.