Tư thế nằm tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày khi nằm ngủ có thể gây ra phản ứng ho, đau rát, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Vậy đâu là tư thế nằm tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ?

Tư thế nằm tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày Tư thế nằm tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn được gọi là trào ngược axit dạ dày), là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.

Trong đó nguyên nhân của hiện tượng trào ngược về đêm là do ở một số người khi nằm ngủ, dịch dạ dày bài tiết nhiều hơn. Có thể kết hợp thêm với rối loạn nhu động dạ dày - thực quản khiến dịch vị dễ dàng bị đẩy lên thực quản gây ra phản ứng ho, đau rát, thậm chí ngưng thở khi ngủ.

vicare.vn-tu-nam-tot-nhat-cho-nguoi-mac-benh-trao-nguoc-da-day-body-1

2. Dấu hiệu, triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, trong đó:

  • Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.
  • Ợ chua là cảm giác thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi bạn ăn no, hoặc khi đầy bụng khó tiêu, lúc nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn: Hiện tượng trào ngược của axít lên họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và đó là khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đau tức ngực, thượng vị: Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn tình trạng này với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản chính vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho: Đây là hậu quả khi dây thanh quản bị tổn thương do tiếp xúc nhiều với acid dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày sẽ bị ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
Miệng tiết nhiều nước bọt: Nước bọt trong miệng tiết nhiều là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axít trào lên...

Trào ngược dạ dày

3. Những tư thế nằm tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Tư thế tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày được các bác sĩ khuyên là:

3.1 Tư thế nằm ngửa

Nằm ngửa là một tư thế nằm ngủ tốt cho những người bị bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
Nằm ngửa kèm việc kê cao đầu giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, hạn chế khả năng axít dạ dày hay thực phẩm bị trào ngược.

Những trường hợp bị trào ngược nặng về đêm, cách tốt nhất là kê 2 chân giường phía trên lên cao 25-30cm để có được giấc ngủ trọn vẹn. Đây là phương pháp được y học xác nhận là có hiệu quả trong việc góp phần hạn chế tình trạng trào ngược.

Ngoài ra, nằm ngửa giúp cột sống được duỗi thẳng, giúp giảm đau ở các vết thương, vết đau, các chấn thương hoặc bệnh mãn tính đang có trên cơ thể.

3.2 Tư thế nằm nghiêng sang trái

Đây là tư thế nên áp dụng đối với người gặp bệnh lý trào ngược dạ dày. Vì lúc này, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản, giúp ngăn ngừa sự trào ngược hiệu quả.

Nằm nghiêng bên trái cũng giúp quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non vào ruột già thông qua van hồi manh tràng diễn ra dễ dàng hơn, từ đó hạn chế các rối loạn của hệ tiêu hóa.

Nằm nghiêng bên trái cũng góp phần hạn chế chứng trào ngược của axít dạ dày lên thực quản (nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng).

Bên cạnh đó, nằm nghiêng bên trái khi ngủ còn có những lợi ích khác cho sức khỏe như giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Từ đó cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả hơn.

Bệnh nhân không nên nằm sấp, nhất là đối với người bị thừa cân, béo phì. Vì việc nằm sấp tạo áp lực lên dạ dày có thể đưa axít hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản; Đồng thời nên hạn chế nằm nghiêng quay về bên phải. Bởi tư thế này có nguy cơ làm tăng trào ngược dịch vị dạ dày, gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ chua trong lúc ngủ.

Người bệnh cũng không nên ăn tối muộn, thời gian bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Vận động nhẹ nhàng sau ăn để giúp tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày khi làm việc vào ban đêm. Bên cạnh đó nên duy trì thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.êt

Sau khi được các chuyên gia cung cấp những gợi ý cụ thể về tư thế nằm tốt nhất cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày ở trên. Thì chúng tôi hy vọng những thông tin hữu ích này được chia sẻ để có thể giúp nhiều người vượt qua căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Xem thêm:

  • Đau lâm râm kèm ợ chua có phải là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không?
  • Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ sinh non khỏe mạnh, thông minh như trẻ sinh thường
  • Trào ngược dạ dày thực quản và những nguy hiểm khó lường