Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai mẹ bầu cần phải biết để bảo vệ con
Khi bị dọa sảy thai, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh căng thẳng tinh thần thì tìm tư thế nằm khi bị dọa sảy thai thích hợp cũng là cách giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai mẹ bầu cần phải biết để bảo vệ con
Khi bị dọa sảy thai, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh căng thẳng tinh thần thì tìm tư thế nằm khi bị dọa sảy thai thích hợp cũng là cách giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Dấu hiệu dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai là tình trạng hay xảy ra ở những tuần đầu thai kỳ và thai vẫn còn sống, do nhiều nguyên nhân gây ra. Dọa sảy thai thường bắt đầu với các triệu chứng đau bụng, ra máu... nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai.
Một số dấu hiệu dọa sảy thai thường gặp có thể kể đến như:
- Dấu hiệu đầu tiên là đau bụng, thai phụ cảm thấy hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng
- Có thể có dịch màu hồng nhạt
- Có thể có giọt máu chảy ra từ âm đạo...
Vì vậy, các mẹ bầu trong những giai đoạn đầu của thai kỳ cần di chuyển nhẹ nhàng và khám thai theo hẹn của bác sĩ nếu có hiện tượng bất thường cần đi khám ngay.
Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai mẹ bầu nên ghi nhớ
Mẹ bầu nếu thấy có các dấu hiệu dọa sảy thai trước tiên cần nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh xoa bóp bụng, kiêng giao hợp tuyệt đối và cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Sản để các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định dùng thuốc giảm cơn co tử cung tránh sảy thai. Cụ thể như sau:
- Thông thường, khi bị dọa sảy thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm yên trên giường để đảm bảo cho sự an toàn của thai nhi. Vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy phần máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đi lại nhẹ nhàng và làm một số việc nhẹ nhàng khi cảm thấy đỡ hơn.
- Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai mẹ bầu nên ghi nhớ đó là nằm nghiêng bên trái, duỗi chân trái và chân phải gấp sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng, thai nhi cũng không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, giúp việc thông máu đến dạ con, bào thai và thận dễ dàng hơn. Ngoài ra, tư thế này giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định không bị dọa sảy thai.
- Khi nằm nghiêng, bạn có thể kê thêm một chiếc gối phía trước chân để gác để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu thấy khó chịu khi nằm nghiêng, bạn có thể kê gối dưới lưng. Điều này cũng giúp tình hình của bạn được cải thiện và dễ chịu hơn.
- Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu.
Cách phòng tránh dọa sảy thai khi mang bầu
Trong quá trình mang bầu, các mẹ cũng nên chú ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn con và tránh bị dọa sảy thai nhé.
1. Khám thai định kỳ
Ngay từ khi nghi ngờ hay cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, siêu âm và hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi theo định kỳ. Khi có thai bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, đặc biệt là trong 3 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nếu như bản thân có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến thai kỳ hoặc đang điều trị bệnh gì thì hãy kể đầy đủ và cẩn thận với bác sĩ để được tư vấn tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
2. Uống thuốc bổ sung
Các loại thuốc bổ sung chất rất quan trọng trong quá trình mang bầu. Mẹ nên đi khám bác sĩ uy tín để được tư vấn cụ thể, giai đoạn nào thì nên bổ sung thuốc gì, với liều lượng như thế nào.
Axit folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để cho sự phát triển trí não của thai nhi, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung axit folic ngay từ trước hoặc khi bắt đầu mang thai. Các bác sĩ khuyên chị em cần bổ sung khoảng axit folic trong tam cá nguyệt đầu để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Khi mới biết mình có thai, bạn cũng không cần phải ép bản thân mình ăn quá nhiều mà hàng ngày mẹ chỉ cần cung cấp đủ chất vào khoảng 300 calo/ngày. Nếu mẹ bầu bị ốm nghén trầm trọng, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.
Trong thời gian này mẹ CẦN ĂN một số thực phẩm giàu axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi, ăn nhiều món giàu vitamin E như giá đỗ, cháo cá chép để giảm nguy cơ dọa sảy thai.
Một số thực phẩm các mẹ bầu KHÔNG ĐƯỢC ĂN vì sẽ gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai: ngải cứu, đu đủ, dứa, rau ngót, rau răm...
4. Không sử dụng chất kích thích
Trong thời gian mang thai, bạn cần không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và tránh ăn những đồ ăn không đảm bảo như: thịt tái sống, trứng tái, sống, rau quả chưa rửa sạch và chưa được chế biến...
5. Uống nhiều nước
Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2 – 3 lít nước, việc này sẽ giúp cho chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ làm giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai như phù, táo bón và mệt mỏi.
6. Tập luyện nhẹ nhàng
Hãy dành ra khoảng 30 phút một ngày để đi bộ hoặc tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ. Các mẹ có thể tham khảo bộ môn yoga dành cho bà bầu, nhưng lưu ý là không được tự tập khi chưa có sự hướng dẫn của huấn luyện viên nhé.
7. Dành thời gian nghỉ ngơi
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đi ngủ sớm vào buổi tối. Các mẹ bầu nên ngủ đủ 8 giờ một ngày và cố gắng dành 30 phút nghỉ trưa nhé.
8. Tuyệt đối cẩn thận khi bị ra máu
Rất nhiều mẹ bầu bị ra máu trong 3 tháng đầu với rất nhiều nguyên nhân. Một số trường hợp không đáng lo ngại, nhưng số khác lại là dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, mẹ nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Sản kiểm tra để đảm bảo bé yêu của mình vẫn khỏe mạnh.
Bị dọa sảy thai nên ăn gì?
Khi thấy các dấu hiệu dọa sảy thai, bạn phải nằm nghỉ ngay, nếu không thấy hết các triệu chứng thì phải đi khám thai để được chẩn đoán và điều trị sớm. Chú ý bổ sung những món cháo, canh thuốc bổ thận, an thai để tăng cường sức khỏe, khí huyết sung mãn.
- Cháo gà gạo nếp: 1 con gà mái, 1 lượng gạo nếp vừa đủ ăn. Gà làm sạch, thái miếng nhỏ và cho vào nồi đổ nước hầm kỹ, rồi cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo. Ăn món này thường xuyên có tác dụng an thai.
- Cháo cá chép: 1 con cá (500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ. Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Khi ăn đun nóng lại và cho gia vị, hành quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.
- Cháo bí ngô: gạo dẻo (50g), bí ngô (30g), đường mạch nha (20g). Bí ngô mang đi rửa sạch, thái miếng và cho vào nồi nấu chung với gạo đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước đun sôi nấu cháo loãng. Ngày ăn 1 bát cháo nóng.
- Cháo đỗ đen (đậu đen) gạo nếp: gạo nếp (100g), đậu đen (30g). Gạo và đậu vo rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo loãng. Có thể ăn theo bữa.
- Nước hạt sen trần bì tô ngạnh (tía tô): tía tô (10g), trần bì (6g), hạt sen (60g). Hạt sen bỏ tâm bóc màng rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa gần chín thì cho cây tía tô, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín nhừ. Uống nước và ăn hạt sen 2 lần mỗi ngày.
- Trứng nấu ngải cứu: ngải cứu tươi (15g), trứng gà 1 quả. Ngải cứu đem đi rửa sạch, cho vào nồi nấu lấy nước đặc rồi đập trứng vào khuấy đều là được. Ăn vào lúc đói 1 lần/ ngày, ăn trong 30 ngày.
- Uống nước lá sen: lá sen (100g), đường đỏ (30g). Lá sen rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã, cho đường đỏ vào đun sôi lại. Chia thành 3 lần uống/ ngày, uống trong 3 ngày.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về hiện tượng dọa sảy thai
- Phương pháp điều trị dọa sảy thai
- Mách bạn một số lưu ý khi sử dụng thuốc dọa sảy thai