Tự nói chuyện một mình có phải mắc bệnh?

Độc thoại không phải là tự nói nhảm những suy nghĩ ở trong đầu mà là đối thoại nội bộ, phản ánh trực tiếp nhận thức, ý thức của mỗi người trước các sự kiện. Cho dù chúng ta có nhận ra hay không, chúng ta vẫn thường tự nói chuyện một mình và nó có tác động vào tâm trạng, triển vọng và cảm xúc của mỗi chúng ta. Cách chúng ta nhận thức các sự kiện hàng ngày và những gì chúng ta...

Tự nói chuyện một mình có phải mắc bệnh? Tự nói chuyện một mình có phải mắc bệnh?

Độc thoại không phải là tự nói nhảm những suy nghĩ ở trong đầu mà là đối thoại nội bộ, phản ánh trực tiếp nhận thức, ý thức của mỗi người trước các sự kiện. Cho dù chúng ta có nhận ra hay không, chúng ta vẫn thường tự nói chuyện một mình và nó có tác động vào tâm trạng, triển vọng và cảm xúc của mỗi chúng ta.

Cách chúng ta nhận thức các sự kiện hàng ngày và những gì chúng ta nói với chính mình, đôi khi có thể rất hữu ích. Điều đó giúp ta tự tin, lạc quan hơn, cho phép ta điều hướng hiệu quả cách chúng ta đối mặt với hoàn cảnh và các sự kiện phức tạp hay thách thức. Nó cũng tạo sự tương tác hiệu quả giữa cá nhân và những người khác.

Độc thoại giúp chúng ta chuẩn bị tâm lý và đối mặt với hoàn cảnh tốt hơn.
Độc thoại giúp chúng ta chuẩn bị tâm lý và đối mặt với hoàn cảnh tốt hơn.

Tuy nhiên, tự nói chuyện một mình cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận thức của bạn về các sự kiện và các tương tác giữa các cá nhân, và chắc chắn tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của bạn.

Nghiên cứu cho thấy rằng, để duy trì một trạng thái cân bằng và tránh khiến mình có các triệu chứng sức khỏe tâm thần bất lợi, chúng ta cần phải có những suy nghĩ khá lạc quan.

Dưới đây là 4 lỗi suy nghĩ phổ biến dẫn đến trầm cảm, lo lắng, giận dữ và tự trọng thấp:

- Tư duy đơn giản: Bạn nghĩ mọi thứ chỉ có màu đen và trắng, cũng như các sự kiện và những người xung quanh là tốt và xấu. Trong nhận thức của bạn không có màu xám. Nếu vậy, bạn rất khó có một công việc hoàn hảo, bạn sẽ thất bại.

- Nghĩ tiêu cực: Bạn thường xuyên có ý nghĩ tiêu cực hoặc nghĩ mọi việc đều khó khăn, điều này sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi và bạn dễ thất bại.

Lối suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ khiến bạn bị trầm cảm.
Lối suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ khiến bạn bị trầm cảm.

- Tự ti: Bạn từ chối những kinh nghiệm hay sự kiện tích cực vì một lý do nào đó, bằng cách này bạn có thể duy trì một sự tự ti, trái ngược với năng lực của bạn. Ví dụ, bạn có thể hoàn thành tốt một công việc, nhưng khi đồng nghiệp của bạn khen bạn, bạn phủ nhận nó điều đó bằng cách hạ thấp thành tích của mình và nói rằng bất cứ ai cũng có thể đã thực hiện điều đó.

- Chỉ đạo chính mình và người khác: Bạn cố gắng động viên chính mình và những người khác với bằng việc nên và không nên làm gì. Hậu quả của việc chỉ đạo chính mình và người khác có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy tức giận, thất vọng và bực bội.

Nếu bạn thường xuyên độc thoại và có thể kiểm soát điều đó, bạn đã làm được một điều đáng quý. Độc thoại tích cực giúp bạn có tâm trạng cân bằng, giúp thúc đẩy phản ứng với các sự kiện và chắc chắn sẽ làm giảm căng thẳng mỗi ngày.

(Nguồn: www.psychcentral.com)