Tự kỷ có chữa được không? Đâu là “thời gian vàng” để điều trị bệnh?

Xã hội hiện đại đã xem tự kỷ là căn bệnh đáng lo ngại của toàn xã hội và không còn là chứng bệnh lạ, hiếm gặp. Nhiều gia đình có trẻ tự kỷ nhưng không biết con bị bệnh, hoặc biết nhưng trễ, đã qua thời gian “vàng” trong điều trị nên lo lắng trẻ tự kỷ có chữa được không? Dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị tự kỷ sớm để điều trị kịp thời.

Tự kỷ có chữa được không? Đâu là “thời gian vàng” để điều trị bệnh? Tự kỷ có chữa được không? Đâu là “thời gian vàng” để điều trị bệnh?

Xã hội hiện đại đã xem tự kỷ là căn bệnh đáng lo ngại của toàn xã hội và không còn là chứng bệnh lạ, hiếm gặp. Nhiều gia đình có trẻ tự kỷ nhưng không biết con bị bệnh, hoặc biết nhưng trễ, đã qua thời gian “vàng” trong điều trị nên lo lắng trẻ tự kỷ có chữa được không? Dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị tự kỷ sớm để điều trị kịp thời.

Bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một rối loạn của hệ thần kinh chưa thể chữa khỏi được nhưng người bệnh có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển chức năng ngôn ngữ, giao tiếp và thích ứng xã hội tốt hơn. Đối với trẻ được phát hiện mắc bệnh trước 2 tuổi và can thiệp kịp thời sẽ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Sau 2 tuổi thì tỷ lệ này giảm xuống còn 50%.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ được xác định là do di truyền, nhiễm độc, các nhân tố môi trường, các hành vi khác (tiêm vắc xin quá liều, tiếp xúc thủy ngân, chất độc, thiếu dinh dưỡng, biến dạng cấu trúc chấn thương khi sinh). Nếu nhận biết được những nguyên nhân trên và loại bỏ được chúng kết hợp với phương pháp trị liệu thì giúp trẻ có thể hội nhập vào cuộc sống bình thường.

vicare.vn-tu-ky-co-chua-duoc-khong-dau-la-thoi-gian-vang-de-dieu-tri-benh-body-1

Những biểu hiện của trẻ bị bệnh tự kỷ

  • Thường thì bố mẹ không biết được cho đến khi trẻ được 1 tuổi
  • 1 tuổi trẻ vẫn không biết nói tiếng gió, 16 tháng không nói được từ đơn, 2 tuổi không nói được từ đôi. Trẻ nói rất khó khăn và không thích nói. Lúc nói được nhưng có thể bị mất ngôn ngữ. Hoặc trẻ nói rành mạch nhưng nội dung không liên quan tới môi trường xung quanh. Trẻ không đối thoại nhưng lại thích độc thoại.
  • Không muốn kết bạn hay giao tiếp với ai
  • Không tập trung được sự chú ý, hoặc có nhưng thời gian ngắn
  • Khi gọi tên không hồi đáp
  • Có những hành vi kỳ quái như: Muốn ở 1 mình, tự đập đầu, cào cấu, nói nhảm, hành hạ người khác,...
  • Không giao lưu bằng mắt hoặc có nhưng rất ít
  • Thường lặp lại thường xuyên các hành vi, cử động nhất định của cơ thể.
  • Đồ vật quen thuộc thường cuốn hút trẻ
  • Ăn vạ thường xuyên
  • Sợ người lạ, vật lạ, nơi lạ
  • Khi thay đổi thói quen sinh hoạt thường từ chối quyết liệt
  • Nhạy cảm với âm thanh, cảm giác, mùi.
  • Không tự tổng hợp hay khái quát được thông tin vừa nhận
  • Ăn uống và tiêu hóa bị rối loạn

Nếu trẻ có khoảng 35% trở lên với các dấu hiệu kể trên thì bé đã bị tự kỷ.

“Thời gian vàng” để can thiệp trẻ tự kỷ

Như đã nói, nếu phát hiện trẻ mắc bệnh trước 2 tuổi thì cơ hội trẻ phát triển chức năng ngôn ngữ, giao tiếp và thích ứng xã hội là 80%. Nếu phát hiện trẻ bị bệnh sau 2 tuổi thì tỷ lệ chỉ còn 50%. Do đó, phát hiện trẻ mắc bệnh trước 2 tuổi được xem là “thời gian vàng” để can thiệp kịp thời, giúp trẻ có nhiều kỹ năng dễ dàng hơn, hòa nhập xã hội dễ hơn.

Trẻ tự kỷ sẽ có những rối loạn chức năng phức tạp biểu hiện ở 2 năm đầu đời nên cha mẹ cần chú ý quan sát và nắm chắc các dấu hiệu để giúp trẻ được điều trị tốt hơn.

Sở dĩ nói 2 năm đầu đời là “thời gian vàng” vì đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và các chức năng thần kinh, giác quan, tâm lý, ngôn ngữ, phản xạ,... của trẻ. Tận dụng được thời gian này để tiến hành can thiệp sẽ có hiệu quả cao, trẻ hòa nhập xã hội dễ dàng hơn.

vicare.vn-tu-ky-co-chua-duoc-khong-dau-la-thoi-gian-vang-de-dieu-tri-benh-body-2

Tự kỷ có chữa được không? Cách điều trị tự kỷ cho trẻ

Cho đến nay việc chữa bệnh tự kỷ vẫn đang là vấn đề dành nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với các phương pháp/đánh giá khác nhau.

Việc điều trị bệnh tự kỷ không có 1 phương pháp cụ thể nhưng phương pháp trị liệu với mục đích nâng đỡ, giúp trẻ biết nhiều kỹ năng, có thể tự chăm sóc được mình và hòa nhập với cộng đồng đang được ứng dụng và có hiệu quả. Để trẻ có cơ hội chữa tốt nhất, bố mẹ nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất ổn thì nên đưa trẻ đi khám nhanh chóng. Vì khám sớm giúp trẻ hòa nhập nhanh. Và dù trẻ không mắc bệnh tự kỷ thì với những biểu hiện đó cũng phản ánh trẻ gặp vấn đề nào đó về tâm lý. Và điều này cũng rất cần điều trị.

Các bác sĩ đánh giá, trẻ được phát hiện bệnh sớm và can thiệp thích hợp sẽ phát triển được khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và thích ứng xã hội tốt gần như trẻ bình thường. Cha mẹ lúc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp cải thiện bệnh tự kỷ của trẻ hơn bất cứ loại thuốc nào khác. Do đó, các bác sĩ sẽ phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc điều trị như:

  • Cha mẹ cần có niềm tin vào việc điều trị khỏi bệnh cho con và quan sát trẻ, chơi với trẻ, dành tình yêu thương cho trẻ.
  • Xem lại chế độ ăn uống: Thực phẩm gây dị ứng, có gluten sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh khiến trẻ có nhiều hành vi lệch chuẩn. Do đó, không cho trẻ ăn thực phẩm có gluten như: lúa mì, lúa mạch.
  • Môi trường thích hợp: Não bộ trẻ tự kỷ không thể xử lý được những thông tin thu nhận một cách chính xác nên trẻ sẽ có những biểu hiện thất thường, bạn cần tránh cho con môi trường khiến con có biểu hiện thất thường này. Ví dụ, trẻ tự kỷ có thính giác nhạy cảm sẽ la hét ầm ĩ nếu ở chỗ đông người.
  • Tận dụng khả năng tư duy hình ảnh: Đặc điểm nổi bật của trẻ tự kỷ là có khả năng tư duy hình ảnh tốt. Trẻ cảm nhận được đồ vật, sự vật khi học về nó nhưng lại khó hình dung khái niệm trừu tượng. Do đó, cha mẹ cần chuyển những khái niệm trừu tượng thành đồ vật có thể sờ, nắm, và tiếp xúc được.
  • Thuốc: Bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị các triệu chứng như giảm khả năng tập trung, trầm cảm, co giật,... cho trẻ tự kỷ. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào chữa được bệnh tự kỷ.
  • Phương pháp ABA - Ứng dụng phân tích hành vi: Phương pháp này được đánh giá là hữu hiệu nhờ cách tiếp cận khoa học để hiểu rõ hành vi của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào quá trình điều trị cho con.

Như vậy, với những thông tin trên có thể giúp các cha mẹ giải đáp được thắc mắc tự kỷ có chữa được không. Hy vọng các bậc cha mẹ kiên trì, nhẫn nại và dành tình yêu thương để giúp con vượt qua căn bệnh này.

Xem thêm:

  • GS Nguyễn Thanh Liêm nói về "thời điểm vàng" để can thiệp trẻ tự kỷ
  • 5 giây hiệu quả nhất trong thử nghiệm trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
  • Chuyên viên trị liệu tâm lý trẻ tự kỷ: "Hạnh phúc vỡ òa khi ánh mắt chúng tôi chạm nhau"
  • 4 cơ sở điều trị trẻ tự kỷ uy tín tại Hà Nội
  • Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
  • Trẻ tự kỷ: Điều trị sớm, thành công cao!