Tự kỷ có chữa được không?
Hiện nay, trẻ em mắc bệnh tự kỷ đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và tình trạng bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, điều trị từ cả phía bác sỹ, gia đình và bạn bè, nhà trường, bệnh có thể trở thành mãn tính theo trẻ suốt đời. Vậy tự kỷ có chữa được không? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh tự kỷ? Cùng các chuyên gia Vinmec tìm hiểu bạn nhé.
Tự kỷ có chữa được không?
1. Tìm hiểu bệnh tự kỷ ở trẻ em.
1.1 Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
Bệnh tự kỷ ở trẻ em được hiểu là sự rối loạn phức tạp hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ của trẻ. Điều này khiến trẻ thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ.
Theo thống kê ngành giáo dục Hà Nội, căn bệnh tự kỷ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh học đường ở trường học. Số trẻ em tự kỷ chiếm tới 30% số trẻ mắc khuyết tật học đường. Con số rất lớn nhưng vẫn chưa thể hiện hết tình trạng mắc bệnh ở trẻ em vì rất nhiều trẻ mắc bệnh chưa đến tuổi đi học.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ
Những nguyên nhân gây bệnh tự kỷ có thể kể tới như:
Do gen di truyền
Cơ chế di truyền gây khoảng 90% số trường hợp bệnh tự kỷ phát triển ở trẻ em.
Do tổn thương não thực thể
Não bộ của trẻ có thể bị tổn thương trước khi sinh, khi còn trong bụng mẹ do đẻ non, mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai...
Do môi trường
Nhiều tác nhân xấu từ môi trường như khói bụi, hóa chất, sóng điện từ... cũng là nguyên nhân gây bệnh tự kỉ.
1.3 Biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ
Biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em biểu hiện rõ nhất khi trẻ đạt 1 tuổi, là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Lúc này, trẻ mắc bệnh có những biểu hiện sau:
- Rối loạn ngôn ngữ thoại
Trẻ không biết nói tiếng gió dù đã 1 tuổi, khi 16 tháng vẫn không nói được từ đơn, không nói được từ đôi dù đã 2 tuổi. Trẻ gặp khó khăn về khả năng nói hoặc rất ghét nói. Đôi khi trẻ đã nói được nhưng sau đo có thể mất ngôn ngữ bất cứ khi nào. Có khi bé có thể nói suôn sẻ nhưng nội dung lại không liên quan gì tới môi trường hay hoàn cảnh xung quanh. Trẻ thích độc thoại hơn là đối thoại.
- Không thích và không chấp nhận sự giao tiếp hay kết bạn.
- Không có hoặc sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn.
- Không có hồi đáp khi được gọi tên.
- Có nhiều hành vi kỳ quái như tự cào cấu, đánh, tự đập đầu, nói nhảm và xu hướng hành hạ người thân, muốn được ở một mình.
- Không giao lưu hoặc rất ít khi giao lưu bằng mắt.
- Thường lặp đi lặp lại 1 số hành vi, cử động cơ thể nhất định.
- Sợ người lạ, chỗ lạ, vật lạ.
- Bị hút chặt sự chú ý, quan tâm vào một số đồ vật quen thuộc.
- Thường xuyên ăn vạ.
- Từ chối quyết liệt bất thường khi bị bắt thay đổi thói quen sinh hoạt hay những điều quen thuộc.
- Nhạy cảm với một số cảm giác, âm thanh hoặc mùi vị nào đó.
- Không có khả năng khái quát, tổng hợp thông tin nhận được.
- Rối loạn ăn uống và tiêu hóa.
Nếu bé xuất hiện khoảng 35% các triệu chứng nêu trên hoặc lớn hơn, khả năng rất cao bé đã là bệnh nhân tự kỷ.
2. Bệnh tự kỷ có chữa được không?
2.1 Bệnh tự kỷ có chữa được không?
Bệnh tự kỷ ở trẻ nếu được phát hiện sớm và kịp thời can thiệp sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, sau khi trưởng thành sẽ có thể tự phục vụ cho bản thân một phần nào đó.
Ngược lại nếu không được điều trị sớm, tự kỷ sẽ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống sau này của bé. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh qua những triệu chứng khác thường của bệnh tự kỷ ở con em, cha mẹ đừng chần chừ mà nên đưa trẻ tới bác sỹ và tìm những biện pháp khắc phục ngay.
Theo Ths.BS Thành Ngọc Minh – Trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương): “Nhiều ông bố bà mẹ, không chấp nhận khi cho rằng con mình mắc bệnh tự kỷ. Thậm chí, khi con 2 tuổi chưa nói được vẫn có tâm lý cố chờ đợi và dẫn chứng muôn vàn ví dụ về cháu A, cháu B ... 3,4 tuổi mới biết nói để ngụy biện. Như vậy, chính các bậc phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị cho trẻ”.
Dưới đây là những cách chữa bệnh tự kỷ mà bạn có thể áp dụng:
Điều trị theo phương pháp y sinh học
Sử dụng hóa dược
Dù chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh tự kỷ nhưng các bác sỹ vẫn có thể kê thuốc cho trẻ để chống lại các triệu chứng bệnh tự kỷ như lầm lì, hung hăng, kém tập trung.
Thải độc
Nếu trường hợp trẻ mắc bệnh tự kỷ do nhiễm độc thì giải độc sẽ là giải pháp hữu hiệu. Tuy vậy, các nhà khoa học chưa kết luận phương pháp này là cách chữa bệnh tự kỷ chính thống.
Vật lý trị liệu
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường ít vận động, do đó các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ thường xuyên hoạt động hơn, cũng hoạt hóa các cơ quan của cơ thể.
Ăn kiêng
Ăn kiêng sẽ giúp loại bỏ những chất gây dị ứng hay rối loạn nội tiết – 1 trong những nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ. Những thực phẩm cần kiêng là sản phẩm từ sữa, sữa, đường, hay bộ mỳ. Bên cạnh đó, chế độ ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất hàng ngày.
Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục
Giúp trẻ vận động tâm lý
Vận động tâm lý gồm những việc kích thích tế bào thần kinh, giúp trẻ giao tiếp và nhận thức với sự vật bên ngoài tốt hơn.
Cải thiện ngôn ngữ
Đây là phương pháp thường sử dụng để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em, cũng cho những hiệu quả nhất định. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian để kiên nhẫn chuyện trò cùng con, kể chuyện cho con nghe bằng ngôn ngữ chan chứa tình cảm, nhẹ nhàng, dễ hiểu và đồng cảm với trẻ nhất. Đồng thời cố gắng tạo điều kiện và môi trường để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với xã hội.
Giáo dục thông qua các môn học tâm lý
Các môn học về tâm lý như vẽ nặn, âm nhạc trị liệu, thơ đồng dao sẽ kích thích não bộ của trẻ, giúp con dễ tiếp thu và thoải mái tinh thần hơn.
2.2 Yếu tố quan trọng để chữa khỏi bệnh tự kỷ
Tự kỷ là căn bệnh rắc rối của não bộ, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị mà chri sử dụng các phương pháp trị liệu. Bệnh tình của bé có thể tiến triển tốt đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp trị liệu, mức độ bệnh tật...
Điều quan trọng nhất là sự động viên luôn bên cạnh con của gia đình, tích cực, tận tụy, bền bỉ và năng động cùng trẻ đấu tranh. Nếu các điều kiện thuận lợi, cả gia đình và môi trường xung quanh, trẻ có khả năng có được cuộc sống tự lập là rất cao.
Và trẻ được phát hiện bệnh càng sớm thì quá trình điều trị càng nhanh và dễ dàng, trẻ càng có khả năng phục hồi bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu để bệnh tình tiến triển, tương lai trẻ mờ mịt, bé sẽ rất khổ sở để điều trị bệnh, hòa nhập cùng cộng đồng và có được cuộc sống tự lập.
Nói chung, để trả lời tự kỷ có chữa được không thì rất khó, cần được chẩn đoán đầy đủ, chính xác về dấu hiệu, giai đoạn bệnh cũng như những hạn chế, khó khăn gặp phải ở trẻ và cha mẹ.
Tự kỷ là hội chứng, hoàn toàn không thể khẳng định điều trị ngày một ngày hai có thể khỏi hoàn toàn nhưng các chuyên gia Vinmec tin tưởng, với những liệu pháp can thiệp tiên tiến nhất, đội ngũ bác sỹ sẽ cùng gia đình yêu thương, kiên trì bên trẻ để cải thiện cuộc sống và tâm lý trẻ đáng kể.
Xem thêm:
- Trẻ bị chậm nói có phải là biểu hiện của tự kỷ và bại não?
- Đừng lơ là với bệnh tự kỷ ở người lớn
- Nên khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu tại Hà Nội?