Trường hợp bị hăm tã nào cần được chữa trị?

Hăm tã xuất hiện ở vùng da được bọc tã. Hăm tã thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng tình trạng này cũng có thể gặp ở những người bị ốm, bị liệt phải sử dụng bỉm. Vậy trường hợp bị hăm tã nào cần được chữa trị?

Trường hợp bị hăm tã nào cần được chữa trị? Trường hợp bị hăm tã nào cần được chữa trị?

Hăm tã xuất hiện ở vùng da được bọc tã. Hăm tã thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng tình trạng này cũng có thể gặp ở những người bị ốm, bị liệt phải sử dụng bỉm.

Nguyên nhân gây hăm tã

  • Ma sát: Hầu hết chứng hăm tã là do ma sát khi da bé nhạy cảm bị cọ xát nhiều lần với tã ướt. Điều này dẫn đến những nốt mẩn đỏ, bóng ở khu vực tiếp xúc.
  • Kích ứng: Vùng da dưới tã bị ửng đỏ do các chất gây kích ứng như phân, nước tiểu hoặc các chất tẩy rửa. Nguyên nhân gây kích ứng có thể do cấu tạo của tã lót, acid trong nước tiểu, hay thành phần nào đó trong phân. Dạng kích ứng này sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở vùng da cọ xát với tã, và thường không thấy ở các nếp gấp của da.
  • Nhiễm nấm candida: Những nốt mẩn đỏ do nhiễm nấm thường có màu đỏ tươi (giống màu thịt bò), thường xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh. Candida là loại nấm thường được tìm thấy ở những nơi ấm và ẩm ướt, ví dụ như trong miệng, gây bệnh tưa miệng.
  • Phản ứng dị ứng: Tình trạng hăm tã có thể là phản ứng dị ứng với khăn lau, tã, bột giặt, xà phòng, nước xả vải, kem dưỡng da, ... mà da tiếp xúc trực tiếp.
  • Bã nhờn: Đây là những nốt mẩn có màu vàng, nhờn dính, có thể xuất hiện ở các khu vực khác của cơ thể, ví dụ như như mặt, đầu và cổ.

Một nguyên nhân ít phổ biến hơn, hăm tã có thể do vi khuẩn, ví dụ như tụ cầu khuẩn gây ra.

vicare.vn-truong-hop-bi-ham-ta-nao-can-duoc-chua-tri-body-1

Triệu chứng của hăm tã

Việc xác định những triệu chứng này khá dễ, những nốt mẩn thường gặp ở trên vùng da được bọc tã và khu vực xung quanh.

Da bị ửng đỏ, kích ứng. Nó có thể xuất hiện trên khắp vùng mông và bộ phận sinh dục của em bé, hoặc chỉ ở một số nơi nhất định, có thể xuất hiện ở các nếp gấp của da hoặc không.

Trường hợp bị hăm tã cần được chữa trị

Thông thường không cần thiết phải đi khám bác sĩ khi bị hăm tã. Chỉ cần giữ cho vùng da bọc tã được sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã.

Trong những trường hợp sau đây cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Tình trạng hăm không đỡ mặc dù đã điều trị bằng thuốc không kê đơn trong 4-7 ngày.
  • Tình trạng hăm trở nên tồi tệ hơn nhiều, hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Những vị trí hăm bị nhiễm khuẩn, với các triệu chứng như chảy mủ, chảy dịch màu vàng, hoặc đi kèm sốt. Vấn đề này được gọi là bệnh chốc lở và cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Không tìm hiểu được nguyên nhân gây hăm tã.
  • Trường hợp nghi ngờ hăm tã do dị ứng. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây dị ứng.
  • Hăm tã kèm theo tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.

Rất hiếm khi phải nhập viện để điều trị hăm tã. Tuy nhiên, nếu con bạn có vẻ bị đau dữ dội, hoặc nếu hăm tã phát triển nhanh đi kèm với sốt, bạn nên cho bé nhập viện ngay.

Chăm sóc trẻ bị hăm tã tại nhà

Chăm sóc da đúng cách là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với chứng hăm tã. Các phương pháp sau đây có thể giúp giảm bớt hoặc rút ngắn thời gian bị hăm tã.

  • Nên chú ý thay tã thường xuyên hơn.
  • Vệ sinh cho da bằng xà phòng không có nhiều chất tẩy rửa hay nước sạch, lau khô nhẹ nhàng hoặc để khô tự nhiên.
  • Da cần được làm sạch, nhưng tránh chà xát mạnh, điều này có thể gây kích ứng da nhiều hơn. Sau khi làm sạch, hãy để da thoáng tiếp xúc với không khí, không dùng tã trong khoảng vài giờ nếu có thể. Tránh sử dụng khăn ướt để lau, vì cồn trong khăn lau có thể gây khó chịu.
  • Nên sử dụng tã vải, tránh sử dụng tã có thành phần cao su, nhựa.
  • Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng mẩn ngứa. Nếu đây là nguyên nhân, hãy tránh sử dụng những thực phẩm này cho đến khi khỏi hăm tã.
  • Nếu hăm tã do tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng, hãy ngừng sử dụng bất kỳ loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa mới nào có thể gây hăm.
  • Nếu hăm tã do nhiễm nấm, có thể điều trị bằng các loại thuốc chống nấm không kê đơn sử dụng bôi tại chỗ.
  • Thuốc steroid dạng bôi tại chỗ có thể được sử dụng cho hăm tã do dị ứng hoặc bã nhờn nhưng không được sử dụng cho nhiễm nấm.
  • Oxit kẽm cũng có thể có hiệu quả, nó sẽ tạo thành lớp màng giúp giữ ẩm và giảm mẩn ngứa.
vicare.vn-truong-hop-bi-ham-ta-nao-can-duoc-chua-tri-body-2

Điều trị hăm tã bằng thuốc kê đơn

Nếu trẻ em, hoặc người lớn bị hăm do nhiễm nấm, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống nấm dạng kem bôi hoặc dạng uống toàn thân.

Nếu trẻ bị bệnh chốc lở (nhiễm trùng do vi khuẩn), bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng kem bôi steroid hoặc thuốc mỡ trong thời gian ngắn nếu các nốt mẩn không phải do nhiễm nấm.

Phòng ngừa hăm tã

Đây là cách hiệu quả nhất để tránh việc phải điều trị hăm tã.

  • Tã thường có khả năng thấm hút cao và gây mất độ ẩm của làn da. Bạn cần thay tã mỗi vài giờ (khoảng 4-6h) để ngăn nước tiểu hoặc phân tiếp xúc với da.
  • Trước khi mặc tã mới, hãy kiểm tra da đã khô và sạch chưa.
  • Khi mặc tã, tránh để băng dính dính vào da, vì điều này có thể khiến da bị xước, gây kích ứng da.
  • Rửa tay sạch trước và sau khi thay tã để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Cho bé có những khoảng thời gian không sử dụng tã, để da bé tiếp xúc với không khí thoáng.
  • Nếu em bé bị phát ban thường xuyên, hãy bôi thuốc mỡ trong mỗi lần thay tã để tránh kích ứng da. Cần chọn thuốc mỡ không có thành phần gây khô da, gây kích ứng cho bé.

Tình trạng hăm tã thường tự khỏi sau một thời gian. Ngoài ra, khi ngừng sử dụng tã, vấn đề này cũng sẽ không còn.

Xem thêm:

  • Phòng ngừa và điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ hiệu quả
  • Các sản phẩm chống hăm tã được mẹ tin dùng
  • Sai lầm mẹ thường mắc phải khi điều trị hăm tã cho trẻ