Trước khi khám nội tiết tố có phải nhịn ăn không?

Đảm bảo cân bằng nội tiết tố là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ, đặc biệt là trong khả năng sinh sản. Do đó, việc đi khám nội tiết tố sẽ giúp chị em phát hiện sớm những rối loạn trong cơ thể (nếu có) để có thể kịp thời điều trị, không để ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, Khám nội tiết có phải nhịn ăn không?

Trước khi khám nội tiết tố có phải nhịn ăn không? Trước khi khám nội tiết tố có phải nhịn ăn không?

Đảm bảo cân bằng nội tiết tố là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ, đặc biệt là trong khả năng sinh sản. Do đó, việc đi khám nội tiết tố sẽ giúp chị em phát hiện sớm những rối loạn trong cơ thể (nếu có) để có thể kịp thời điều trị, không để ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, đi khám nội tiết như thế nào? Khám nội tiết có phải nhịn ăn không?

Khám nội tiết tố là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc đi khám nội tiết như thế nào thì bạn cần biết khám nội tiết tố là gì, bao gồm những xét nghiệm nào và những ai cần đi khám nội tiết tố.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một chuỗi các thủ thuật y tế để đánh giá tình trạng hoạt động, cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng, sự phát triển của nang noãn và rụng trứng. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện ra các rối loạn trong nội tiết tố của người phụ nữ và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Xét nghiệm nội tiết tố là việc mà phụ nữ nên làm thường xuyên, định kỳ khoảng 1 - 2 lần mỗi năm để chắc chắn rằng các chức năng của cơ thể, đặc biệt là chức năng sinh sản vẫn bình thường. Riêng đối với một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vòng kinh dài trên 35 ngày, người khó mang thai, phụ nữ cho trứng, phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm thì đi khám nội tiết tố gần như là việc làm bắt buộc.

HoiBenh.vn-truoc-khi-kham-noi-tiet-co-phai-nhin-khong-body-2
Phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm thì đi khám nội tiết tố là việc làm bắt buộc

Khám nội tiết tố bao gồm những xét nghiệm nào?

Khi đi khám nội tiết tố, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho làm 7 xét nghiệm chính, đó là xét nghiệm chỉ số FSH, LH, testosterone, estrogen, prolactin, progesterone và AMH.

  • Chỉ số FSH (nồng độ bình thường: 1,4 - 9,6 IU/L): FSH là hormon của thùy trước tuyến yên, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của noãn bào, đồng thời kích thích bao noãn tiết ra estrogen. Nếu nồng độ FSH cao có nghĩa là khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nồng độ estrogen cao. Đây là một trong những căn cứ để xác định người phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Chỉ số LH (nồng độ bình thường: 0,8 - 26 IU/L): Hormon LH được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên. Trong cơ thể người phụ nữ, LH có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm chín noãn bào và giải phóng trứng. Sau khi trứng rụng, LH sẽ biến bao noãn thành thể vàng, sau đó từ thể vàng sẽ tiết ra progesterone. Nếu nồng độ LH quá cao, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, làm tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Chỉ số testosteron (nồng độ bình thường: 15 - 70 mg/dL): Mặc dù được biết đến là hormon nam giới, nhưng testosteron cũng tồn tại một lượng nhỏ trong cơ thể nữ giới. Nó giúp người phụ nữ phát triển các cơ để cảm thấy khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng góp một phần nhỏ vào việc tăng sự nhạy cảm của xúc giác và thúc đẩy ham muốn. Nếu nồng độ testosteron quá cao (trong ngưỡng của nam giới), người phụ nữ có nguy cơ cao bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác.
  • Chỉ số estrogen (nồng độ bình thường: 70 - 220 pmol/L hoặc 20 - 60 pg/mL): Estrogen chính là hormon không thể thiếu đối với người phụ nữ. Estrogen được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, nó quy định mọi đặc điểm hình thể như làn da mịn màng, những đường cong quyến rũ, giọng nói cao thánh thót và cả những vấn đề liên quan đến sinh sản như chu kỳ kinh nguyệt, độ ẩm ướt và đàn hồi của vùng kín... Khi xét nghiệm nội tiết tố nữ estrogen, người ta quan tâm nhiều đến nồng độ E2 (tức estradiol) vì đây là dạng phổ biến nhất của estrogen. Nếu nồng độ estradiol quá cao, người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc, nhức đầu, rụng tóc và làm tăng nguy cơ ung thư vú.
HoiBenh.vn-truoc-khi-kham-noi-tiet-co-phai-nhin-khong-body-3
Estrogen chính là hormon không thể thiếu đối với người phụ nữ
  • Chỉ số prolactin (nồng độ bình thường: 127 - 637 μU/mL đối với phụ nữ không trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú): Prolactin được tiết ra từ tuyến yên, được biết đến là một hormon không thể thiếu cho sự tiết sữa. Prolactin có thể gây ức chế hormon sinh sản, ngăn cản sự rụng trứng. Vì vậy sau khi sinh, nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sự có mặt của một lượng lớn prolactin có thể giúp tránh thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên đối với người bình thường, nếu nồng độ prolactin quá cao, người phụ nữ rất dễ bị vô sinh.
  • Chỉ số progesteron (nồng độ bình thường: 5 - 20 ng/mL): Xét nghiệm này dùng để xác định xem buồng trứng có phóng noãn hay không, vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng với chức năng sinh sản của người phụ nữ. Trong cơ thể, progesteron có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, kích thích sự phát triển của tuyến vú nhưng lại ức chế sự chín và rụng của trứng. Đối với phụ nữ mang thai, progesteron cần duy trì ở mức cao để bảo vệ thai nhi. Nhưng đối với phụ nữ bình thường, nếu nồng độ progesteron quá cao có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như đau ngực, mệt mỏi, trầm cảm, giảm ham muốn, khô âm đạo, mụn trứng cá. Sự mất cân bằng giữa progesteron và estrogen cũng sẽ làm đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, ngăn cản sự rụng trứng, làm giảm tỉ lệ mang thai.
  • Chỉ số AMH (nồng độ bình thường: 2 - 6,8 ng/mL): Xét nghiệm này được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Trong công tác chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất hiện nay. AMH là tên viết tắt của Anti-Mullerian Hormon - 1 loại hormon được tiết ra bởi nang tiền hốc và có hốc nhỏ dưới 4 mm của buồng trứng. Trong cơ thể, AMH ổn định trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nếu AMH quá thấp, cơ thể phụ nữ sẽ đáp ứng kém với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Ngược lại, nếu như AMH quá cao, phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
HoiBenh.vn-truoc-khi-kham-noi-tiet-co-phai-nhin-khong-body-4
Nếu AMH quá cao, phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh

Đi khám nội tiết như thế nào? Khám nội tiết có phải nhịn ăn không?

Thông thường, khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc làm một số xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được khuyên là không nên ăn gì trong vòng vài giờ trước đó. Do đó, rất nhiều chị em đều có chung câu hỏi rằng trước khi đi khám nội tiết có phải nhịn ăn không. Theo lời khuyên của các bác sĩ, đi xét nghiệm nội tiết tố không cần thiết phải nhịn ăn sáng, đương nhiên là nếu như người bệnh vẫn chủ ý nhịn thì cũng không có vấn đề gì.

Bên cạnh đó, đa phần chị em cũng thắc mắc rằng đi khám nội tiết như thế nào, có giống các loại xét nghiệm khác không. Trên thực tế, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm để đo lường nồng độ nội tiết tố thông qua huyết thanh hoặc máu. Ngoài ra, việc xét nghiệm nội tiết tố cũng sẽ được thực hiện vào những ngày khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu đi khám nội tiết như thế nào, vào ngày nào cũng rất cần thiết để giúp chị em tiết kiệm được thời gian cũng như có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

  • Chỉ số FSH và LH: Thực hiện trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh 28 ngày.
  • Chỉ số progesteron: Thực hiện trong ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày.
  • Chỉ số prolactin, testosteron và estrogen: có thể thực hiện ở bất kỳ ngày nào trong vòng kinh, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm.

Nội tiết tố là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của chị em. Do vậy, việc khám nội tiết tố định kỳ để đảm bảo sự cân bằng của các hormon trong cơ thể là vô cùng cần thiết. Khi đó, chị em cần tìm hiểu kỹ về quy trình khám nội tiết cũng như tìm hiểu những địa chỉ uy tín để các xét nghiệm được thực hiện an toàn, cho kết quả chính xác nhất.

Xem thêm:

  • 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị rối loạn nội tiết tố
  • Nguyên nhân và cách phòng tránh rối loạn nội tiết tố nữ
  • Xét nghiệm nội tiết tố