Trong môi trường bên ngoài sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Ngày nay khi thời kỳ nghỉ thai sản chỉ có 6 tháng, tức là con còn bú mà mẹ đã phải đi làm, vì thế việc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các bà mẹ nuôi con trong thời kỳ hiện đại.
Trong môi trường bên ngoài sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Ngày nay khi thời kỳ nghỉ thai sản chỉ có 6 tháng, tức là con còn bú mà mẹ đã phải đi làm, vì thế việc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các bà mẹ nuôi con trong thời kỳ hiện đại.
Hiểu được điều này, bài viết hôm nay HoiBenh sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về việc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong môi trường bình thường. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Sữa mẹ được biết đến là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì trong sữa mẹ có chứa gần như đầy đủ các chất thiết yếu cho sự tăng trưởng của trẻ như carbohydrate, protein, chất béo và vitamin c. Ngoài ra, sữa mẹ còn có chứa các kháng thể giúp làm tăng khả năng miễn dịch cho bé.
Công việc quá bận, nhà lại quá xa, thời gian nghỉ giải lao quá ngắn hoặc không thể đưa con nhỏ tới cơ quan, văn phòng, công ty. Khiến cho các bà mẹ thường xuyên rơi vào tình trạng không thể cho con bú mẹ trực tiếp được. Vì thế việc vắt sữa vào bình và để sữa bên ngoài cho con bú là một biện pháp được nhiều mẹ áp dụng. Biện pháp này rất tiện, nhưng nó cũng gây ra những phiền toái nhất định, những phiền toái này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, trong đó có những ảnh hưởng của sữa không được bảo quản đúng cách, sữa để quá hạn trong môi trường,...1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong môi trường ngoài?
Khi vắt sữa để ngoài cho trẻ bú mẹ cần nắm rõ thời gian tối đa sữa có thể để bên ngoài như sau:
Ở nhiệt độ ngoài trời: Nếu vào lúc trời nắng, khoảng từ 37 độ C, sữa mẹ chỉ có thể để bên ngoài 30 phút là bắt đầu có dấu hiệu chua. Dù cho bạn có đậy nắp hay không đậy nắp thì 30 phút cũng vẫn là thời gian đủ cho vi khuẩn có thể phân hủy và lên men. Những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, khi uống phải loại sữa này có thể sẽ bị tiêu chảy.
Ở nhiệt độ phòng (trên 260C): Ở nhiệt độ này, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 260C): Thời hạn sử dụng tối đa của sữa trong môi trường này là không quá 6 giờ.
2. Tại sao sữa mẹ để bên ngoài càng lâu thì càng mất an toàn?
Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi, vì thế khi để sữa ở môi trường bên ngoài sữa mẹ có nguy cơ bị biến chất, và mất chất. Cụ thể sữa mẹ vắt ra để bên ngoài càng lâu càng mất an toàn là do:
Sữa mẹ có rất nhiều đường, đường trong sữa mẹ là dạng đường đơn hoặc đường đôi, dễ hấp thu, nhưng cũng chính loại đường loại này lại dễ lên men, gây thiu và hư hỏng. Nếu ăn vào, bé sẽ rất dễ bị tiêu chảy cấp.
- Sữa mẹ có chứa rất nhiều đạm. Đạm có rất giàu các axit amin, tức là đạm ở dạng đơn phân. Loại đạm này có lợi cho cơ thể bé vì khi bé bú bao nhiêu sẽ hấp thu bấy nhiêu. Nhưng chính vì quá giàu đạm nên vi khuẩn rất thích sinh sôi. Nếu như để quá lâu thì sữa mẹ sẽ bị xâm nhập vi khuẩn rất nhiều, khi bé bú phải sẽ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa.
3. Những lưu ý quan trọng khi vắt sữa mà mẹ cần nhớ
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ cần lưu ý những điều sau khi vắt sữa cho bé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé:
Phải rửa tay sạch trước khi vắt sữa để giảm lượng vi khuẩn có thể thâm nhập vào sữa của bé.
Sử dụng dụng cụ để vắt sữa và bình chứa đã được tiệt trùng.
Phải dự trữ sữa ngay khi vừa được vắt ra.
Tuyệt đối không được hâm sữa ở nhiệt độ quá cao hoặc là ngâm bình sữa trong nước sôi vì sẽ làm mất dinh dưỡng từ sữa.
Sữa sau khi được trữ lạnh thì lớp chất béo sẽ đóng lại, có màu trắng đục phía trên bình, vì thế sau khi hâm xong mẹ nhớ lắc đều 1 cách nhẹ nhàng để các chất béo hòa tan vào sữa.
Không lắc quá mạnh bình sữa hoặc làm nóng bình sữa đột ngột ở nhiệt độ cao vì điều này sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ ( hay còn gọi là kháng thể trong sữa) từ đó làm mất đi tính năng kháng khuẩn tự nhiên của sữa mẹ.
Không được tái đông sữa mẹ sau khi đã được rã đông.
Ngoài những lưu ý trên mẹ cũng nên chú ý đến sức khỏe và tâm lý của bản thân, nếu việc vắt sữa quá nhiều gây ra những thay đổi cơ thể hoặc cơ thể cung cấp không đủ sữa cho bé, thì mẹ không nên cố ép sữa mà hãy nghỉ ngơi thoải mái kết hợp với tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để sữa được tạo một cách tự nhiên và an toàn.
Trên đây là thời gian sữa có thể sử dụng an toàn khi được để trong môi trường bình thường, hi vọng bài viết trên đây của HoiBenh đã phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi sữa mẹ vắt ra để được bao lâu của bạn. Từ đó có cách bảo quản, lưu trữ và có cách chăm sóc con trẻ tốt hơn.