Trò chơi cho bé từ 6 -9 tháng tuổi phát triển trí tuệ
Bắt đầu bước sang tháng thứ 6, cũng là mốc đánh dấu sự phát triển trí tuệ của bé. Lúc này, bé đã bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Việc tham gia vào các trò chơi là một cách thức hiệu quả để giúp bé phát triển và vận động trí não.
Trò chơi cho bé từ 6 -9 tháng tuổi phát triển trí tuệ
Đồng thời, trò chơi cho bé có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh được hiệu quả và tăng chỉ số IQ của bé. Ở lứa tuổi từ 6 - 9 tháng tuổi, các mẹ cần cho bé tham gia trò chơi gì phù hợp để bé có thể phát triển một cách tốt nhất.
Trò chơi “vỗ tay”
Vỗ tay là một trò chơi cho bé rất đơn giản và dễ học. Khi ta vỗ tay, bé sẽ nhìn theo một ít lần, sau đó tập dần dần thành thói quen. Những lần sau khi ta bảo bé vỗ tay thì bé sẽ thực hiện. Trò chơi này giúp bé hình thành thói quen và học theo mọi người.
Trò chơi “ú òa”
6 tháng sau khi chào đời, não bé đã phát triển tương đương 50% não bộ của người lớn. Lúc này, bé đã biết thể hiện cảm xúc của mình, cười đùa, cho những người thân bế hoặc khóc khi gặp người lạ, không cho họ bế. Hầu hết các bé ở lứa tuổi này đều thích chơi trò chơi “ú òa” với ông bà, cha mẹ, anh chị. Đây là trò chơi mang lại cho bé nhiều tiếng cười và sự thích thú.
Trò chơi “bé nhặt đồ”
Giai đoạn này, bé bắt đầu học cầm nắm các đồ vật. Bạn có thể đặt đồ chơi trên sàn nhà để bé nhặt lên, sau đó, để ở một khoảng cách xa hơn để bé bò đến nhặt. Trò chơi này giúp bé luyện tập khả năng cầm nắm của mình, tăng cường sự khéo léo cho đôi tay và tăng cường vận động thể chất. Quá trình cầm nắm cũng giúp bé học hỏi về kích thước, hình dạng và trọng lượng của mỗi đồ vật khác nhau. Để kích thích bé sự tìm tòi, khuyến khích bé khám phá, cha mẹ hãy thử giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích ở đâu đó, rồi cùng bé đi tìm.
>>> Xem thêm: 4 loại đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ mà các bà mẹ nên biết
Trò chơi “rối tay”
Bạn hãy kiếm 1 miếng vải mỏng, rồi cột chặt vào ngón tay trỏ của mình. Sau đó, sờ vào tai, mũi, miệng bé để bé cảm nhận được cảm giác như thế nào. Cũng với cái tay rối đó, bạn hãy thử biểu diễn các tiết mục như múa, hát, cù kì... Bé nhà bạn chắc hẳn rất thích thú với các tiết mục đó. Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển k năng tưởng tượng.
Trò chơi “vượt chướng ngại vật”
Bước vào giai đoạn tháng thứ 6, bé đã có khả năng di chuyển bằng cách trườn, . Vậy tại sao không tạo cho bé những chướng ngại vật để bé vượt qua. Bạn có thể đặt một cái hộp giữa nhà để lúc bé bò đến mình, bé sẽ biết rẽ sang một hướng khác để đến đích. Trò chơi này sẽ giúp bé vận động thể lực, đồng thời luyện tập khả năng kết hợp.
Bên cạnh những trò chơi trên, bạn hãy thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe hoặc hát những bài đồng dao. Việc làm này giúp bé luyện khả năng nghe và dần dần bé có thể ê a hát theo cha mẹ. Khi tạo trò chơi cho bé, bạn có thể lựa chọn các đồ chơi thích hợp như: những quyển sách có sắc màu, hình vẽ ngộ nghĩnh, các loại hoa quả, trái cây nhựa hoặc những quả bóng, con vật nhẹ, có nhiều màu sắc... để thu hút sự chú ý của bé hơn.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ có những phát triển nhất định. Do đó, cần áp dụng đa dạng nhiều trò chơi cho bé để hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển của bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý chơi đùa với bé, không nên để bé chơi một mình, như vậy sẽ giúp bé học hỏi nhanh hơn, đồng thời tránh được những trường hợp xấu không may xảy ra.