Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm là gì?

Nếu tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa được rửa trôi sẽ ít đi dễ dẫn đến tình trạng viêm tuyến nước bọt dưới hàm. Vậy triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm bao gồm những gì? Để hiểu rõ vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới.

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm là gì? Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm là gì?

Nếu tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa được rửa trôi sẽ ít đi dễ dẫn đến tình trạng viêm tuyến nước bọt dưới hàm. Vậy triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm bao gồm những gì? Để hiểu rõ vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới.

1. Định nghĩa viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng khi tuyến nước bọt hay ống dẫn thanh quản bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, lượng nước bọt bị tắc nghẽn, tăng, giảm... cũng gây ra tình trạng viêm tuyến nước bọt. Hiện tượng viêm tuyến nước bọt thường chủ yếu xảy ra ở tuyến nước bọt mang tai và ở dưới hàm. Mặc dù là bệnh hiếm gặp nhưng nếu không may mắc phải bệnh dễ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu không can thiệp điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tuyến nước bọt

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt, trong đó chủ yếu là do:

  • Virus: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, do 1 loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus có tên Mumps virus, loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiến triển thành dịch thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh có thể gây ra các tổn thương ngoài tuyến nước bọt: Viêm não, viêm tụy, viêm tinh hoàn và buồng trứng.
  • Vi khuẩn: Thường gặp là loại Staphylococcus và Streptococcus... Lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp sau các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng: bệnh lý viêm tai xương chũm, và viêm khớp thái dương - hàm..., bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ và không thành dịch.
  • Dị ứng với một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm, các thuốc hóa trị liệu...
  • Do tuổi tác, do rối loạn dinh dưỡng.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
HoiBenh.vn-trieu-chung-viem-tuyen-nuoc-bot-duoi-ham-lam-gi-body-2
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tuyến nước bọt

3. Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm

Bình thường cơ thể người sẽ có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt gồm: Tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm và tuyến nước bọt mang tai. Khi bị viêm tuyến nước bọt nằm ở hai bên hàm, phía dưới xương hàm thì được gọi là viêm tuyến nước bọt dưới hàm. Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm thường thấy như sau:

  • Có dấu hiệu sưng tuyến mang tai đột ngột. Các biểu hiện thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh quai bị.
  • Thường xuyên cảm thấy khô miệng, đau trong miệng khi nói hoặc ăn uống.
  • Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm còn bao gồm cả hơi thở có mùi hôi, khó chịu, có mùi vị bất thường.
  • Vùng mặt cảm thấy đau, khó chịu, trong miệng có mủ.
  • Vùng hàm dưới tai bị đỏ hoặc sưng to bất thường cũng là triệu chứng của viêm tuyến nước bọt dưới hàm
  • Sốt, ớn lạnh toàn thân

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ở bệnh lý khác. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám sức khỏe để được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, người bị viêm tuyến nước bọt khi có dấu hiệu bị khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng càng ngày càng nghiêm trọng thì cần tìm đến ngay bác sĩ.

HoiBenh.vn-trieu-chung-viem-tuyen-nuoc-bot-duoi-ham-lam-gi-body-3
Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm

4. Viêm tuyến nước bọt dưới hàm được chữa trị như thế nào?

Bệnh viêm tuyến nước bọt là bệnh lành tính nên hoàn toàn có thể tự khỏi nếu người bệnh được điều trị đúng cách và đặc biệt cần giữ khoang miệng luôn sạch sẽ. Tùy vào từng mức độ bệnh, cũng như nguyên nhân, triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thông thường, để điều trị viêm, sưng, có mủ bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Nếu bệnh tiến triển nặng, có áp-xe trong miệng sẽ phải dùng máy hút khí để làm sạch khoang miệng.

Trong thường hợp bị nhiễm trùng mãn tính hoặc bệnh thường xuyên tái phát có thể phải cần tới phương pháp phẫu thuật. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình 2 lít/ngày. Nên uống thêm nước chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho khoang miệng sạch sẽ. Thường xuyên súc miệng bằng nước ấm, hoặc nước muối loãng để diệt khuẩn. Hoặc có thể chườm nóng vào vùng bị sưng để giảm các cảm giác khó chịu.

5. Biến chứng nếu không chữa trị kịp thời

Tuyến nước bọt có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy nếu bị viêm sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu như không được điều trị kịp thời, sẽ khiến người bệnh khó thở và ăn uống sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn. Trường hợp người bệnh không nghiêm túc điều trị thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Vùng cổ bị sưng to sẽ làm tổn thương mang tai.
  • Khi viêm có mủ, mủ sẽ tích tụ lại và dần dần hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.
  • Gây nhiễm trùng đế các bộ phận khác của cơ thể.
  • Nếu như viêm tuyến nước bọt xuất phát từ nguyên nhân khối u thì có thể làm phù đại tuyến nước bọt.
HoiBenh.vn-trieu-chung-viem-tuyen-nuoc-bot-duoi-ham-lam-gi-body-4
Biến chứng nếu không chữa trị kịp thời

6. Cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt dưới hàm

Để phòng bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm, mọi người cần chú ý:

  • Không ăn các thực phẩm nhiều đường vào buổi tối.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối được pha loãng
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy hết vữa thức ăn thừa ra.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm. Hy vọng sau bài viết này, sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm bệnh để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?
  • Viêm tuyến nước bọt mang tai phải làm sao?
  • Các bệnh lý thường gặp nhất ở tuyến nước bọt