Triệu chứng và cách điều trị áp xe ruột thừa hiệu quả
Áp xe ruột thừa là căn bệnh khá nguy hiểm hiện nay. Nó gây ra những biến chứng cũng như sự đau đớn cho thể xác của người bệnh. Vậy để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cùng HoiBenh theo dõi trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng và cách điều trị áp xe ruột thừa hiệu quả
Áp xe trong ruột thừa là căn bệnh như thế nào?
Áp xe ruột thừa chính là biến chứng xảy ra khi ruột thừa của chúng ta bị vỡ. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau được giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ không kéo dài lâu vì khi ruột thừa bị vỡ sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Ở giai đoạn khi bệnh mới xuất hiện, các ổ áp xe chứa đầy dịch sẽ phát triển xung quanh ruột thừa của bạn. Chính vì vậy, các mô sẹo và những cấu trúc khác trong ổ bụng sẽ thực hiện chức năng chống lại ổ áp xe ruột thừa và lượng mủ chảy ra. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng trong ruột thừa bị lan rộng ra.
Triệu chứng của áp xe ruột thừa
Nếu gặp phải áp xe trong ruột thừa, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự với viêm ruột thừa.Cụ thể, những triệu chứng đó được thể hiện như:
- Cảm giác đau liên tục ở vùng bụng dưới phía bên phải
- Tiêu chảy
- Ăn không có cảm giác ngon miệng và chán ăn
- Ăn vào sẽ nôn ra
- Cơ thể bị suy nhược nhanh chóng
- Luôn cảm thấy ớn lạnh
- Sốt cao
- Cảm giác đầy hơi ở trực tràng thường xuyên
Các vị trí áp xe trong ruột thừa
Áp xe trong ruột thừa không xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Căn bệnh này khi mắc phải nó chỉ xuất hiện ở những vị trí chủ yếu như:
- Áp xe ruột thừa trong hố chậu phải của cơ thể
- Áp xe ruột thừa trong vị trí ổ bụng
- Áp xe ruột thừa xuất hiện trong tiểu khung
Điều trị áp xe ruột thừa
Thông thường, các vi khuẩn có trong ổ áp xe của ruột thừa được xác định đó chính là E.Coli. Do vậy, việc chúng ta nên kết hợp sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn và điều trị ngoại khoa để đạt hiệu quả cao là rất cần thiết.
Khi các quai ruột và mạc nối đã bọc lại xung quanh các ổ mủ, dịch viêm sẽ tạm thời ngưng chảy. Tuy nhiên, chúng có thể bị vỡ ra vào bất cứ lúc nào mà chúng ta không thể lường trước được. Vì vậy, trong những trường hợp đó, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành phương pháp dẫn lưu mủ đồng thời cắt bỏ ruột thừa và làm sạch ổ bụng. Cụ thể, quá trình này được diễn ra như sau:
Trường hợp ổ áp xe có kích thước nhỏ hoặc chỉ bị viêm tấy mà không xuất hiện triệu chứng sốt cao thì người bệnh chỉ cần điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, kết hợp với chế độ ăn uống và có thể về nhà khi tình trạng bệnh đã tốt hơn.
Nếu ở áp xe có kích thước lớn từ 4 - 6 cm thì bác sĩ buộc người bệnh phải điều trị bằng kháng sinh phổ rộng và dẫn lưu ổ áp xe. Sau khi đã thực hiện phương pháp này, nếu tình trạng bệnh được cải thiện thì điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với kháng sinh đường uống.
Nghiêm trọng hơn, nếu trong trường hợp bệnh không được cải thiện mà có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao không hạ, bạch cầu máu tăng nhanh thì các bác sẽ tiến hành phẫu thuật. Chính vì vậy, các bạn không nên chủ quan khi có những biểu hiện như trên.
Đa số những trường hợp bị viêm phúc mạc, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ đi phần ruột thừa. Sau đó, làm sạch ổ bụng để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.
Áp xe ruột thừa nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây đau đớn và hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm thì nó thực sự sẽ gây ra nguy hiểm khôn lường.
Xem thêm:
- Bị áp xe gan nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?
- Những mẹo cần ghi nhớ về hội chứng ruột kích thích