Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm phổi cấp tính
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh viêm phổi chiếm 12% tổng số các bệnh về đường hô hấp. Viêm phổi cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi. Viêm phổi cấp tính không nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi. Nhưng nếu không được điều trị sớm, đúng cách thì viêm phổi cấp tính có thể chuyển biến nặng, gây ra biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm phổi cấp tính
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh viêm phổi chiếm 12% tổng số các bệnh về đường hô hấp. Viêm phổi cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi. Bệnh không nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi. Nhưng nếu không được điều trị sớm, đúng cách thì viêm phổi cấp tính có thể chuyển biến nặng, gây ra biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nên viêm phổi cấp tính
Bệnh viêm phổi cấp tính (giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi) là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở thùy trái, thùy phải hoặc toàn bộ phổi. Khi bị viêm phổi, các túi khí trong phổi sẽ chứa đầy các chất nhầy khiến người bệnh khó thở và làm giảm lượng khí oxy cung cấp cho máu.
Các nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm:
- Vi khuẩn: Các vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến là Streptococcus, Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella. Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, những vi khuẩn này sẽ vượt qua cơ chế bảo vệ của cơ thể, xâm nhập vào phổi và gây nên tình trạng viêm nhiễm ở phổi.
- Vi rút gây viêm phổi cấp tính hàng đầu chính là vi rút hợp bào hô hấp, vi rút cảm cúm.
- Nấm: Khi hít phải các bào tử nấm, chúng sẽ gây ra một sự nhiễm khuẩn ngoại sinh thoáng qua. Tuy nhiên, với những người đã mắc sẵn một số căn bệnh liên quan đến phổi, sức đề kháng của phổi bị suy giảm thì các bào tử nấm này có thể ở lại, phát triển và gây bệnh viêm phổi cấp tính. Chủng nấm Aspergillus là một trong những loại nấm hàng đầu gây viêm phổi ở người.
- Hít phải bụi bẩn, thuốc lá, nấm mốc.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số nguyên nhân khác, chiếm tỷ lệ nhỏ nguyên nhân gây bệnh:
- Thời tiết lạnh.
- Bị mắc một số bệnh như cảm cúm, sởi.
- Do lồng ngực bị biến dạng, cột sống bị gù, vẹo.
- Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc cơ thể bị suy yếu.
- Do bị tai biến mạch máu não.
Triệu chứng của viêm phổi cấp tính
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính thường gây nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp thông thường như cảm lạnh, cảm cúm nên nhiều người rất chủ quan, tự ý điều trị bệnh ở nhà. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bạn đã bị/có nguy cơ bị viêm phổi cấp tính:
- Sốt: Khi bị viêm phổi cấp tính bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao, nguyên nhân là do phổi chứa đầy chất nhầy bên trong. Lúc này, bệnh nhân có thể ra rất nhiều mồ hôi, nhịp tim, nhịp thở tăng, tim đập nhanh hơn, thở dồn dập hơn.
- Khó thở: Do phổi bị sưng hoặc viêm nhiễm.
- Ho: Các cơn ho thường là ho khan, có thể kèm theo đờm hoặc máu.
- Ớn lạnh: Đây là triệu chứng thường xảy ra khi mà cơ thể và phổi bị nhiễm trùng.
- Nhức đầu và đau ngực:
- Thể chất suy giảm: mệt mỏi, kiệt sức và khó thở.
Bệnh viêm phổi khi không điều trị sớm, để kéo dài có thể trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe phổi, mủ xuất hiện ở phổi.
- Nhiễm trùng lây lan từ phổi đến toàn thân.
- Phổi bị hoại tử.
- Tràn mủ, tràn dịch, tràn khí màng phổi.
Khi bị viêm phổi cấp tính, bệnh nhân không nên tự điều trị ở nhà, có thể làm bệnh nặng hơn, lâu khỏi hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu được điều trị đúng cách, bởi bác sĩ có kinh nghiệm, bệnh nhân sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không cần phải dùng đến những phương pháp điều trị phức tạp.
Phòng ngừa viêm phổi cấp tính
- Nơi ở: Cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nơi ở cần thoáng mát, khô ráo, không có nấm mốc, có thể đón được ánh nắng mặt trời. Về mùa lạnh, nhà ở có thể được che chắn kín đáo để tránh gió lạnh lùa vào gây cảm lạnh dẫn đến viêm phổi.
- Vào mùa đông, cần giữ cơ thể thật là ấm, đặc biệt với người già và trẻ em.
- Khi đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Điều trị triệt để các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm ở tai, mũi họng.
- Ăn uống lành mạnh, đủ chất, uống đủ nước để cơ thể luôn đủ sức đề kháng, khỏe mạnh chống chọi với các yếu tố gây bệnh: nấm, vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng.
Xem thêm:
- Viêm phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm phổi mãn tính
- Biến chứng nguy hiểm của viêm phổi