Triệu chứng ung thư da điển hình, dễ nhận biết
Ung thư da là bệnh lý ung thư phổ biến mà mọi đối tượng, lứa tuổi đều có thể gặp phải. Nghe tới ung thư da ai cũng khiếp sợ nhưng liệu bệnh có dễ điều trị, dễ nhận biết triệu chứng và phòng ngừa tốt hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Triệu chứng ung thư da điển hình, dễ nhận biết
Ung thư da là bệnh lý ung thư phổ biến mà mọi đối tượng, lứa tuổi đều có thể gặp phải. Nghe tới ung thư da ai cũng khiếp sợ nhưng liệu bệnh có dễ điều trị, dễ nhận biết triệu chứng và phòng ngừa tốt hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Ung thư da là gì?
Ung thư da là dạng ung thư xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể, đó là: ung thư tế bào gai, ung thư tế bào đáy. Và ung thư xuất phát từ các tuyến lệ thuộc vào da như : ung thư tuyến bã, ung thư tuyến mồ hôi. Ngoài ra còn có sarcom Kaposi ở những người bệnh AIDS và ung thư hắc tố da.
Bệnh không nằm trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhưng cũng có tỷ lệ mắc mới khá cao. Đối với nam là 3,2/100.000 và đối với nữ là 3,1/100.000 (theo số liệu từ Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Bình Định).
Ung thư da thường gặp ở người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ, vùng da hở dễ mắc bệnh. Bệnh dễ chẩn đoán và điều trị tốt nếu phát hiện bệnh sớm. Song, cũng như các ung thư khác, ung thư da có hiệu quả điều trị không cao và tử vong do di căn xa nếu phát hiện trễ.
Phân loại
Ung thư da có 2 loại phổ biến :
- Ung thư da tế bào đáy : Ung thư xuất phát từ lớp tế bào đáy nằm trên màng đáy của da. Dạng này thường gặp ở người già và xuất hiện nhiều ở vùng mặt, chiếm 65% trong các bệnh ung thư về da. Bệnh phát triển chậm, không di căn và có tiên lượng tốt.
- Ung thư da tế bào gai: Dạng này thường xuất hiện trên nền sẹo cũ, đa số ở tay chân và chiến 25% trong các bệnh ung thư về da. Bệnh tiến triển nhanh, di căn hạch và tiên lượng xấu.
Triệu chứng của bệnh
- Kích thước các nốt ruồi không cân đối: Nếu chia nốt ruồi làm đôi và 2 nửa không khớp nhau, không cân đối thì đó là điều không tốt
- Nốt ruồi có bờ nham nhở, không đều: Thông thường nốt ruồi bình thường sẽ nhẵn nhụi
- Nốt ruồi sẫm màu, thay đổi màu sắc
- Nốt ruồi to dần: Nếu nốt ruồi to hơn đầu cục tẩy bút chì thì phải kiểm tra
- Nốt ruồi đau, chảy máu
- Không hết nốt mụn ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng: Thông thường, nốt mụn xuất hiện và biến mất vào lúc này hoặc lúc khác nhưng nếu nốt ruồi sưng giống mụn mà không hết sau 1 tháng thì không phải nốt mụn bình thường.
- Chân bị bầm tím không khỏi
- Phơi nhiễm HPV: Bộ phận sinh dục bị nhiễm vi rút làm phát triển tế bào vảy dẫn đến ung thư da.
- Vết loét không liền: Vấn đề này dùng để chỉ tình trạng trong miệng do hút thuốc lá.
- Móng tay và móng chân có các vệt màu nâu hoặc đen
- Da đóng vảy, bong tróc
Sự khác biệt lớn giữa ung thư da và các bệnh như khô da, vẩy nến, chàm là chúng có biểu hiện giống nhau. Nhưng vùng da bị ung thư bị sưng nề và không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ.
Phòng ngừa ung thư da như thế nào?
Để phòng ngừa ung thư da cần loại bỏ nguyên nhân và hạn chế nguy cơ bằng cách:
- Mặc áo nhiều màu, màu tối bằng chất liệu tự nhiên. Khi ngoài trời cần sử dụng nón, mũ che nắng.
- Khi làm việc tiếp xúc với hóa chất cần đeo găng, đi ủng, mặc quần áo bảo hộ, kính,.... để bảo vệ. Hạn chế làm ngoài trời nắng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, điều trị kịp thời khi có các triệu chứng viêm nhiễm trên da
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì không nên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ 10 giờ trưa đến 2 giờ chiều.
- Khi mắc bệnh và được điều trị khỏi, người bệnh vẫn nên khám định kỳ sau 5 năm để phát hiện tái phát tại u, tái phát hạch vùng hoặc phát hiện di căn xa hay không.
Sẽ rất tốt cho người bệnh nếu ung thư da được phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị triệt để.
Xem thêm:
- Top 3 địa chỉ chữa ung thư da uy tín ở Hà Nội
- Xét nghiệm ung thư da là gì và điều trị thế nào?
- Giật mình bị ung thư da từ thứ quá thông dụng này