Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ mẹ cần phải biết

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ rất phổ biến. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng đã có những hiểu biết về bệnh sốt siêu vi. Vậy sốt siêu vi là gì? Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ ra sao? Cha mẹ cần lưu ý những gì khi bé bị sốt siêu vi? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ mẹ cần phải biết Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ mẹ cần phải biết

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ rất phổ biến. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng đã có những hiểu biết về bệnh sốt siêu vi. Vậy sốt siêu vi là gì? Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ ra sao? Cha mẹ cần lưu ý những gì khi bé bị sốt siêu vi? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Sốt siêu vi là gì?

  • Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là bệnh nhiễm virus cấp tính, thường gặp nhất là ở đối tượng trẻ em. Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốt siêu vi, một số thì lại không rõ nguyên nhân.
  • Đặc trưng của bệnh sốt siêu vi là nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, kèm theo đó là sự đau nhức và mệt mỏi toàn thân.
  • Phần lớn các trường hợp sốt siêu vi không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh diễn biến nhanh chóng và gây các

biến chứng nặng nề, thậm chí còn có thể gây tử vong.

  • Có rất nhiều loại virus khác nhau có thể gây ra sốt siêu vi, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải virus cúm mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi.
  • Bệnh sốt siêu vi thường được điều trị bằng cách giảm các triệu chứng và cách ly để tránh trường hợp lây nhiễm và bùng phát thành dịch.

2. Nguyên nhân gây sốt siêu vi

Có nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó hay gặp nhất là do các nhóm virus sau:

  • Rhinovirus: Khi bị nhiễm rhinovirus bé sẽ có các dấu hiệu cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, đôi khi bị viêm tai, viêm phổi, viêm xoang hay các cơn kịch phát hen suyễn hoặc viêm phế quản.
  • Adenovirus: Đây là tác nhân chính gây ra hội chứng cảm, viêm họng và đôi khi viêm phổi ở trẻ em. Bệnh có thể bùng phát thành dịch ở trường học.
  • Coronavirus: Virus gây ra các triệu chứng như cảm lạnh.
  • Virus cúm A, B, C: Các virus này là nguyên nhân gây ra cúm A, B, C ở trẻ nhỏ, có thể gây biến chứng viêm phổi hoặc viêm mũi -họng.
  • Virus hợp bào hô hấp: RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em, cảm lạnh ở người lớn và viêm phổi ở người già
  • Virus Echo và Coxsackie: Các virus này gây bệnh “cúm mùa hè”, Bornholm,bệnh tay-chân-miệng, sốt phát ban.
vicare.vn-trieu-chung-sot-sieu-vi-o-tre-nho-me-can-phai-biet-body-1

3. Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

  • Sốt cao: là dấu hiệu sớm và đặc trưng nhất có thể thấy khi bé mắc phải sốt siêu vi. Bé thường sốt cao từ 38-39 °C, có khi còn có thể lên tới 41°C.
  • Sốt siêu vi cũng gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đầu óc quay cuồng do lúc này tuần hoàn máu diễn ra mạnh và mạch máu đang bị căng ra. Với trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể thấy trẻ ngủ li bì, mắt sưng húp và mặt sưng phù, trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục, bé có thể tỉnh táo hoặc không.
  • Viêm đường hô hấp: khi bị nhiễm sốt siêu vi thì bé cũng kèm theo gặp phải các triệu chứng viêm đường hô hấp như: đau họng, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi...
  • Nôn mửa: tình trạng nôn mửa cũng rất thường gặp khi bé bị sốt siêu vi. Thường bé sẽ nôn sau khi ăn.
  • Viêm kết mạc mắt: mắt bé trông đỏ, có gỉ mắt, bị chảy nước mắt, trông mắt có thể lờ đờ do bé mệt mỏi.
  • Phát ban: thường xuất hiện sau 2-3 ngày sau khi sốt, khi ban đỏ xuất hiện trên cơ thể thì sốt cũng giảm dần, thân nhiệt của bé dần trở về ổn định.
  • Đau nhức cơ bắp: cơ thể mệt mỏi và đau nhức sẽ khiến bé quấy khóc nhiều hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: bé có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy nặng hoặc nhẹ, phân có thể có máu hoặc chất nhầy, trẻ biếng ăn, bỏ bữa.
  • Viêm hạch: có thể xuất hiện hạch ở cổ, mặt, đầu thường sưng to và đau, có thể sờ thấy rõ được.
  • Co giật: sốt siêu vi có thể gây co giật ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Khó thở: do các ảnh hưởng từ viêm đường hô hấp, việc thở của bé cũng khó khăn hơn, bé thấy nghẹt mũi và thở khò khè.

4. Chăm sóc và điều trị khi bị sốt siêu vi

  • Cơ chế của sốt siêu vi là có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần mà không cần điều trị gì.
  • Cách tốt nhất khi trẻ bị sốt siêu vi đó là cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nặng thì mới cần dùng thuốc.
  • Việc dùng thuốc khi trẻ bị sốt siêu vi là để điều trị triệu chứng như giảm đau đầu, đau cơ, thông mũi, giảm ho... Các thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt thường được dùng trong trường hợp sốt siêu vi ở trẻ nhỏ. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, việc dùng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ. Khi cho bé uống thuốc hạ sốt bố mẹ nhớ cho bé mặc đồ thoáng, không đắp chăn.
  • Nghỉ ngơi: cho bé ở trong một căn phòng thoáng và yên tĩnh, quần áo mỏng và có chăn đắp khi cần.
  • Lau người bằng khăn ấm: mẹ sử dụng một khăn bông mềm và một bát nước ấm, cho bé nằm trong phòng có nhiệt độ thích hợp sau đó lau người bằng khăn ấm cho trẻ. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ sốt và đổ mồ hôi thì mẹ cần lau dùng khăn ấm này lau sạch cho trẻ chứ không dùng khăn lạnh.
  • Bù nước và điện giải: khi sốt cao, có thể dẫn đến tình trạng bé bị mất nước, rối loạn cân bằng điện giải vì vậy mẹ có thể cân bằng lại cho bé bằng cách sử dụng nước Orezol, nước cháo loãng, tăng cường uống nước...
  • Chống bội nhiễm: giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để tránh được trường hợp bội nhiễm đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng và tăng cường bổ sung các vitamin. Đối với trẻ sơ sinh thì tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Đối với trẻ lớn thì có thể bổ sung uống các loại như trà gừng, táo quế, trà bạc hà...
  • Cách ly bé: sốt siêu vi có khả năng lây lan rất cao và có thể bùng phát thành dịch tại trường học nên bố mẹ cần cách ly khi phát hiện bé bị sốt siêu vi.
vicare.vn-trieu-chung-sot-sieu-vi-o-tre-nho-me-can-phai-biet-body-2

Các lưu ý khi trẻ bị sốt siêu vi:

Theo như ThS.BS. Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi đồng 1) chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, thì bố mẹ cần tránh những điều sau khi chăm sóc trẻ bị sốt:

  • Không nên ủ ấm hay mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang bị sốt.
  • Không dùng nước đá lạnh để lau người giảm nhiệt độ khi trẻ đang sốt.
  • Không pha thêm rượu hay bất kỳ chất gì vào nước dùng để lau người cho trẻ.
  • Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì loại thuốc này có khả năng gây ra các tổn thương cho não.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi như: co giật, nôn mửa liên tục, sốt cao, trẻ lừ đừ, ngủ li bì... thì cần đưa bé đến cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là các thông tin liên quan cũng như các triệu chứng của sốt siêu vi ở trẻ nhỏ mà mẹ cần biết. Khi gặp phải các triệu chứng của sốt siêu vi thì mẹ chỉ cần chăm sóc bé đúng cách để cho bé nhanh chóng được hồi phục, trong trường hợp có những diễn biến xấu thì hãy cho bé đi khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Sốt siêu vi lây qua đường nào?
  • Bị sốt siêu vi nên ăn trái cây gì?
  • Biểu hiện của sốt siêu vi có phát ban không?