Triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi
Hiện tượng toát mồ hôi lạnh thường liên quan tới trạng thái bị sốc, xuất huyết do chửa ngoài dạ con, xuất huyết ở đường tiêu hóa, rối loạn về vấn đề trao đổi chất (như thiếu đường trong máu), nhồi máu cơ tim, adrenalin trong cơ thể tăng cao (do viêm tuyến thượng thận). Vậy triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi là do gì?
Triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi
Hôm nay HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhất để các bạn có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình.
Nguyên nhân dẫn đến ớn lạnh ra mồ hôi
Thiếu chất sắt
Nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp là một trong những lý do phổ biến gây nên tình trạng ớn lạnh. Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể cũng như mang lại sức nóng và các chất dinh dưỡng khác cho mọi tế bào trong hệ thống cơ thể. Nếu không có đủ sắt, các tế bào máu đỏ khó hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, sắt cũng rất quan trọng bởi thiếu hụt sắt có thể dẫn đến suy giáp. Cách tốt nhất để tăng lượng sắt là thông qua: thịt, trứng, rau lá xanh như rau bina, và hải sản.
Rối loạn tuyến giáp
Các vấn đề sức khỏe có thể được đổ lỗi cho tuyến giáp ở cổ. Luôn bị lạnh là dấu hiệu của suy giáp, có nghĩa tuyến giáp không tiết đủ hormone tuyến giáp cần thiết để nó hoạt động đúng chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác của suy giáp còn có da, tóc khô, và mệt mỏi.
Máu lưu thông kém
Nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường, có thể do vấn đề lưu thông máu vào tứ chi của bạn quá kém. Bệnh tim mạch có thể là một nguyên nhân, bởi đó là dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc các động mạch bị tắc nghẽn ngăn không cho máu đến các ngón tay và ngón chân, tiến sĩ Margarita Rohr tại Trung tâm y tế Langone ở New York (Mỹ) cho biết. Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Mất nước
60% cơ thể là nước, và nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu cơ thể đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Khi ít nước, cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài. Không những vậy, nước cũng giúp cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra tích cực sẽ giúp sinh nhiệt cho cơ thể.
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Mệt mỏi sau một đêm mất ngủ khiến quá trình trao đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ đó khiến việc sản xuất nhiệt ít đi.
Triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi như thế nào?
Khi chúng ta lao động nặng, khi thời tiết nóng bức và khi chúng ta bị sốt, việc đổ mồ hôi là bình thường, vì đó là phản ứng của cơ thể để giảm nhiệt độ của da. Nhưng, nếu việc đổ mồ hôi còn kèm theo các hiện tượng như đau, chóng mặt, nôn ói thì đây là triệu chứng nghiêm trọng, cần phải đi khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân.
Hiện tượng toát mồ hôi lạnh thường liên quan tới trạng thái bị sốc, xuất huyết do chửa ngoài dạ con, xuất huyết ở đường tiêu hóa, rối loạn về vấn đề trao đổi chất (như thiếu đường trong máu), nhồi máu cơ tim, adrenalin trong cơ thể tăng cao (do viêm tuyến thượng thận).
Hiện tượng ra nhiều mồ hôi trong đêm có thể là triệu chứng của bệnh lao, bệnh đường ruột, bệnh nấm, bệnh nhồi máu cơ tim, căng thẳng thần kinh, stress... Riêng trường hợp bệnh nhân đái tháo đường, nếu bị toát mồ hôi lạnh, mặt tái, chân tay lạnh cần đưa tới bệnh viện ngay.
Trong khi chờ đợi bác sĩ, để bệnh nhân nằm nghỉ, không nằm gối, cho uống một ly nước đường pha thật ngọt, tuyệt đối không được uống bất cứ thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Cần làm gì khi có triệu chứng ớn lạnh ra mồi hồi thường xuyên
Nếu bạn bị triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi thường xuyên mà không biết nguyên nhân thì bạn nên đên gặp bác sĩ để có thể biết được tình trạng này là do đâu mà ra và cách điều trị như thế nào cho dứt điểm. Nếu bạn chủ quan không đi khám thì sẽ để lại hậu quả sau này đó là bệnh phát triển mạnh đến lúc phát hiện nó đã ở giai đoạn khó điều trị.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách hạn chế bệnh ra mồ hôi đầu
- Bệnh gì làm cơ thể mệt mỏi kèm tức ngực, nhói tim, ra mồ hôi?