Triệu chứng, nguyên nhân tiêu chảy và dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nguyên nhân, triệu chứng tiêu chảy, cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh lý nguy hiểm nào, hãy tham khảo thông tin dưới đây.

Triệu chứng, nguyên nhân tiêu chảy và dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay Triệu chứng, nguyên nhân tiêu chảy và dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay

Tiêu chảy là gì?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng lớn hơn hoặc bằng 3 lần trên ngày. Bệnh tiêu chảy có hai loại: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.

Nguyên nhân tiêu chảy?

Tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do một số tác nhân gây bệnh dưới đây:

Tiêu chảy do virus

Một số virus có thể tấn công đường tiêu hóa và gây tiêu chảy như: virus Rota, Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus.

Tiêu chảy do vi khuẩn gây ra

Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhiễm vào cơ thể qua đường ăn uống không vệ sinh hoặc do thực phẩm không được rửa sạch và nấu chín, cụ thể có thể do:

  • Vi khuẩn (S. aureus) thường nhiễm các loại thịt xử lý bằng dây chuyền công nghiệp và các loại bánh sử dụng nguyên liệu là sữa.
  • Vi khuẩn Clostridium perfringens thường hay nhiễm khi sử dụng các thực phẩm được hâm nóng
  • Bacillus cereus thường xâm nhiễm vào đường tiêu hóa khi sử dụng gạo và đậu hoặc giá đỗ sống
  • Salmonella do nhiễm từ sản phẩm gia cầm như trứng gà, trứng vịt
  • Shigella hay được phát hiện ở các các trường mầm non trẻ, khu vực đông dân cư
  • Escherichia coli ( E. coli ) thường xuất hiện ở thịt chưa được nấu chín
  • Một số vi khuẩn xâm nhiễm vào cơ thể khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.
  • Một số vi khuẩn gây tiêu chảy có thể do ăn đồ biển sống đặc biệt là hàu
  • Một số vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thấy ở những nơi nguồn nước ô nhiễm
vicare.vn-trieu-chung-nguyen-nhan-tieu-chay-va-dau-hieu-can-den-benh-vien-ngay-body-1

Bị tiêu chảy do ký sinh trùng

Qua đường tiêu hóa ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, sau đó sinh sôi và phát triển ở đường tiêu hóa. Bên cạnh đó những ký sinh trùng này cũng tấn công và làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa dinh dưỡng, gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Bị tiêu chảy do thuốc men hoặc đồ uống kích thích

Một số thuốc như thuốc huyết áp, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn như tiêu chảy.

Ngoài ra nguyên nhân gây tiêu chảy cũng có thể do sử dụng quá nhiều rượu, bia hoặc cafe

Bị tiêu chảy do bệnh

Một số trường hợp tiêu chảy cũng là dấu hiệu báo hiệu cơ thể bạn đang bị mắc một bệnh lý nào đó.

Triệu chứng tiêu chảy

  • Bụng đau âm ỉ, có thể kèm theo tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đi ngoài phân lỏng
  • Đau đầu và có cảm giác ăn uống mất ngon
  • Có thể kèm sốt và khát nước liên tục
  • Một số trường hợp đi ngoài nhiều lần,có thể phân lẫn máu, hoặc chất nhầy
vicare.vn-trieu-chung-nguyen-nhan-tieu-chay-va-dau-hieu-can-den-benh-vien-ngay-body-2

Cách điều trị tiêu chảy tại nhà

  • Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể khi bị tiêu chảy
  • Khi bị tiêu chảy cơ thể thường mất một lượng nước và chất điện giải (Na+. K+..) lớn. Vì vậy chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Có thể sử dụng nước uống thông thường, nước hoa quả hoặc dung dịch nước điện giải để bổ sung nước cho bệnh nhân
  • Ăn sữa chua: Sữa chua giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, giúp hỗ trợ quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng ở ống tiêu hóa. Vì vậy việc bổ sung sữa chua có thể giúp chữa tiêu chảy hiệu quả.
  • Nên tránh sử dụng một số loại thức ăn: Khi bị tiêu chảy nên tránh xa các loại thức ăn dưới đây để tránh làm gia tăng tình trạng tiêu chảy. Đó là các sản phẩm bơ sữa, đồ uống có cồn hoặc kích thích như rượu, cafe
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Khi bị tiêu chảy, cần nghỉ ngơi đầy đủ để chữa khỏi bệnh tiêu chảy nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra cần giữ cho cơ thể thư giãn, thoải mái, để bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
  • Sử dụng thức ăn chứa nhiều tinh bột: Một số thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín và mềm giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra tránh thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này, vì chúng có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Các bệnh lý có thể liên quan đến triệu chứng tiêu chảy

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Ngoài triệu chứng tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng chủ yếu là đau bụng. Bên cạnh đó phân có thể lẫn máu, kèm theo sốt và sút cân

Viêm đại tràng giả mạc thứ phát sau sử dụng kháng sinh

Nguyên nhân chủ yếu là do loạn khuẩn đường ruột sau khi điều trị kháng sinh, hoặc bị suy giảm miễn dịch. Ngoài triệu chứng tiêu chảy nhiều lần bệnh nhân còn có triệu chứng đau quặn bụng, sốt

Ung thư dạ dày

Tiêu chảy thường xen kẽ táo bón, thường vào buổi sáng . Ngoài ra phân có thể có đờm lẫn máu, có mủ lẫn máu, máu trong phân có màu đỏ tươi... Bên cạnh đó có thể thiếu máu không rõ nguyên nhân, sụt cân nhanh, mệt mỏi.

Ung thư gan

Khối u ở gan có thể dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa và hấp thụ hoặc bài tiết của hệ tiêu hóa. Do đó, tiêu chảy cũng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư gan không thể bỏ qua. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh.

Ung thư tụy

Tụy đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa. Do đó khi có bệnh lý ở tụy, sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy kéo dài. Vì vậy, hãy cẩn thận khi gặp những triệu chứng rất khó chịu như: Khó chịu ở vùng bụng trên, tiêu chảy nhiều lần, tiêu chảy lẫn nhầy mỡ, khó tiêu, đau lưng và vàng da.

vicare.vn-trieu-chung-nguyen-nhan-tieu-chay-va-dau-hieu-can-den-benh-vien-ngay-body-3

Bị tiêu chảy khi nào cần đến bệnh viện?

Tiêu chảy có thể là một một bệnh lý đơn giản có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà . Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu báo hiệu một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, khi áp dụng các biện pháp điều trị tiêu chảy không hiệu quả, hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Một số triệu chứng bạn cần lưu ý để đến bệnh viện kịp thời:

  • Có dấu hiệu cơ thể mất nước nghiêm trọng như khô miệng, da khô, luôn luôn cảm thấy khát, trong khi tiêu chảy liên tục không kìm được.
  • Có tình trạng giảm đi tiểu hoặc mất tiểu, kèm theo có màu vàng sẫm, chóng mặt
  • Đi đại tiện phân có kèm theo chất nhầy, máu tươi hoặc đen và có mùi.
  • Tiêu chảy kèm theo sốt hoặc đau bụng quằn quại
  • Tiêu chảy kéo dài, kèm theo cơ thể mệt mỏi ,sút cân

Cách phòng tiêu chảy

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo quản tốt thức ăn, nước uống trước, trong và sau khi chế biến
  • Ăn chín, uống sôi;
  • Tạo lập thói quen rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh; quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra
  • Quản lý tốt môi trường, đặc biệt quản lý tốt chất thải của con người
  • Ngoài ra có thể phòng tiêu chảy bằng vacxin phòng virus Rota ( tác nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ). Đặc biệt nên cho trẻ em uống vacxin Rotarix ở độ tuổi 2-5 tháng tuổi để đạt tác dụng phong bệnh cao nhất.

Xem thêm:

  • Trẻ mắc bệnh Rotavirus, cha mẹ cần làm gì?
  • Rotavirus - Bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
  • 3 loại vắc - xin ngừa tiêu chảy do rotavirus là những loại nào?