Triệu chứng khó thở ở phụ nữ mang thai

Tình trạng khó thở ở bà bầu luôn gây mệt mỏi, khó thở, tức ngực... cho các bà mẹ. Điều này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Có cần thăm khám và điều trị hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục và các lời khuyên bổ ích cho vấn đề này.

Triệu chứng khó thở ở phụ nữ mang thai Triệu chứng khó thở ở phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, người mẹ gặp rất nhiều tình trạng về sức khỏe, trong đó hay gặp nhất là tình trạng mệt mỏi, khó thở, tức ngực... điều này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Có cần thăm khám và điều trị hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục và các lời khuyên bổ ích cho vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây ra chứng khó thở ở bà bầu

Chứng khó thở ở phụ nữ đang mang bầu là một triệu chứng không hiếm gặp. Triệu chứng này xuất phát nhiều từ khoảng tháng thứ tư cho đến hết thai kỳ. Điều này là cho những phụ nữ mang thai lần đầu, hay cả những phụ nữ mang thai lần hai, lần ba, đều cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu xem. Chứng khó thở ở phụ nữ mang bầu, có nguyên nhân từ đâu.

Theo nghiên cứu thì việc phụ nữ mang bầu hay có cảm giác mệt mỏi, khó thở, tức ngực bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính sau:

1.1. Khó thở do tăng hoocmon tự nhiên:

Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều biến chuyển. Giai đoạn đầu có sự gia tăng mạnh mẽ của một loại hoocmon tên là Progesterone. Hoocmon này tăng mạnh nhất trong ba tháng đầu, là một hoocmon vô hại, nó được sản sinh ra để hỗ trợ quá trình tạo phôi và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi hoocmon này tăng cao, lại trực tiếp tác động lên phổi và hệ hô hấp, khiến bạn có cảm giác khó thở, thở mệt mỏi và hơi thở gấp gáp. Kèm theo vài triệu chứng phụ có thể xảy ra nữa do tăng hoocmon này là mẩn ngứa, táo bón, ợ nóng và khó tiêu.

1.2. Khó thở do sự phát triển của tử cung:

Khi bạn mang bầu, cùng với sự phát triển của thai nhi, sẽ là sự phát triển của tử cung để có thể lưu trữ và nuôi dưỡng em bé. Tử cung càng phát triển to ra. Sẽ càng gây áp lực lớn cho cơ hoành - một cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, mang vai trò chính trong quá trình hít vào và thở ra. Khi cơ hoành phải chịu áp lực lớn từ việc tử cung to ra, sẽ gây ra cảm giác khó thở, bạn sẽ cảm nhận được sự khó khăn khi hít sâu và gây nên sự khó thở và mệt mỏi thường xuyên.

Triệu chứng khó thở ở phụ nữ mang thai

1.3. Khó thở do thiếu máu.

Phụ nữ khi mang thai rất dễ gặp tình trạng thiếu máu, do nhu cầu tăng để nuôi dưỡng thai nhi, mà lượng cung cấp vào lại không đủ. Phổ biến nhất là tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Với các biểu hiện điển hình ở thai phụ như: mệt mỏi, da xanh, nhợt nhạt, dễ bị ngất xỉu... tình trạng thiếu máu dẫn đến việc các mô cơ quan không được cung cấp đủ oxy, gây cảm giác mệt mỏi thường trực, tác động lên hô hấp khiến phụ nữ mang thai khó thở, mệt nhọc, rất dễ cáu gắt. Đây là một tình trạng bệnh lý, để biết bạn có bị thiếu máu hay không, hãy đến các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được làm xét nghiệm và nhận sự tư vấn tận tình từ đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng. Không nên tự bổ sung sắt hoặc thuốc, thực phẩm chức năng khi chưa có tự thăm khám từ bác sĩ.

  • Bạn cũng nên lưu ý, trong thời gian mang thai, kích thước cơ thể tăng lên, không nên mặc quần áo bó sát, gây khó chịu, bí bách cho cơ thể cũng như không tốt cho sự phát triển của bé.

2. Phụ nữ mang thai có triệu chứng khó thở nên làm gì?

Như đã nêu ở mục trên, đa số trường hợp gây khó thở là do sinh lí bình thường của mẹ, do cơ thể có sự thay đổi nhưng không mang mối nguy hại cho cả mẹ và bé. Trong những trường hợp đó, bạn có thể áp dụng một vài mẹo sau để thấy thoải mái hơn:

Chọn những trang phục phù hợp vs tuổi thai, thoải mái. Không quá bó, đặc biệt là ở phần bụng và ngực. tạo điều kiện thuận lợi cho việc hít thở. Trong trường hợp bạn gặp cơn khó thở kéo đến nên tăng cường nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, tránh các vận động mạnh, gây mất nhiều sức.

Triệu chứng khó thở ở phụ nữ mang thai
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn tránh vận động mạnh
  • Khi ngồi nghỉ ngơi hoặc làm việc, hãy cố gắng giữ tư thế ngồi thẳng, đẩy vai về phía sau, tạo điều kiện cho việc hít thở được dễ dàng và không khí vào phổi nhiều hơn. Với tư thế ngồi này, phổi của bạn sẽ được mở rộng, giảm áp lực lên cơ hoành, mang lại cảm giác dễ thở ngay lập tức.
  • Khi đứng cũng hãy cố gắng giữ tư thế đứng thẳng nhé, khom hay cong lưng sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và thở khó hơn.
  • Để tránh tình trạng khó thở về đêm, bạn nên sử dụng một chiếc gối nhỏ vừa phải kê dưới lưng, việc đặt gối dưới lưng giúp giảm áp lực, tạo cảm giác thoải mái, sẽ cho bạn một đêm dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Trong quá trình mang thai, một điều vô cùng cần thiết đó là đi xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu của bản thân, từ đó điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, mang lại sự chăm sóc toàn diện và khoa học cho bé yêu ngay từ những tháng đầu đời.

Nếu như phát hiện khó thở đi kèm với các triệu chứng sau thì cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ:

  • Khó thở kèm với tình trạng chân sưng to hoặc chuyển sang màu đỏ.
  • Khó thở kèm với ho, sốt cao, có đờm.
  • Khó thở liên tục, thở nặng nề.

Trong các trường hợp này, bạn cần phải đến cơ sở y tế có uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Một trong những Bệnh viện uy tín được các sản phụ tin tưởng tìm đến đó là hệ thống Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc với đội ngũ chuyên gia y tế đầu ngành, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại bậc nhất thế giới, dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình, hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn sự chính xác và hài lòng.

Xem thêm:

  • Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
  • Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
  • Bà bầu bị nghén con có thông minh không?