Triệu chứng đau dữ dội, đau tự nhiên không dứt sau bữa ăn có phải là bệnh viêm tụy cấp không?

Điều trị viêm tụy cấp đã có nhiều tiến bộ nhờ sự phát triển của kỹ thuật lọc máu hiện đại. Theo thống kê tại Việt Nam, trong 10 người bị viêm tụy cấp thì có 5 người được cứu sống. Việc nhận biết triệu chứng bệnh viêm tụy cấp sớm có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị. Vậy triệu chứng đau dữ dội, đau tự nhiên không dứt sau bữa ăn có phải là bệnh viêm tụy cấp không?

Triệu chứng đau dữ dội, đau tự nhiên không dứt sau bữa ăn có phải là bệnh viêm tụy cấp không? Triệu chứng đau dữ dội, đau tự nhiên không dứt sau bữa ăn có phải là bệnh viêm tụy cấp không?

Điều trị viêm tụy cấp đã có nhiều tiến bộ nhờ sự phát triển của kỹ thuật lọc máu hiện đại. Theo thống kê tại Việt Nam, trong 10 người bị viêm tụy cấp thì có 5 người được cứu sống. Việc nhận biết triệu chứng bệnh viêm tụy cấp sớm có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị. Vậy triệu chứng đau dữ dội, đau tự nhiên không dứt sau bữa ăn có phải là bệnh viêm tụy cấp không?

1. Nguyên nhân, triệu chứng của viêm tụy cấp

1.1 Viêm tụy cấp là gì?

Tuyến tụy là một tuyến nằm giữa dạ dày, gan và ruột, vừa có chức năng nội tiết, tiết hormone insulin và glucose để giữ ổn định lượng đường trong máu, vừa là cơ quan ngoại tiết, tiết ra các men tiêu hóa thức ăn. Khi tuyến tụy đột ngột bị viêm (sưng) và tình trạng ấy kéo dài trong vài ngày, y học hiện đại gọi đó là bệnh viêm tụy cấp.

vicare.vn-trieu-chung-dau-du-doi-dau-tu-nhien-khong-dut-sau-bua-co-phai-la-benh-viem-tuy-cap-khong-body-1

1.2 Nguyên nhân

Có ba nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm tụy cấp, đó là sỏi mật, rượu bia và tăng mỡ máu. Viêm tụy cũng có thể xuất hiện do biến chứng nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) đặc biệt sau đo áp lực đường mật (biliary manometry), dùng thuốc (azathioprine, 6-mercaptopurine, sulfonamides, estrogens, tetracycline, valproic acid, anti-HIV medications), chấn thương, rối loạn chuyển hóa, tổn thương sau khi phẫu thuật vùng bụng. Người cao tuổi và người bị bệnh béo phì (BMI > 30) là những nhóm có nguy cơ mắc viêm tụy cấp cao nhất.

1.3 Triệu chứng viêm tụy cấp

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh viêm tụy cấp. Cơn đau thường khởi phát đột ngột, hoặc có thể thay đổi từ nhẹ đến rất nặng, đau liên tục, dữ dội và thường tập trung ở nửa bụng trên hoặc bên trái vùng bụng trên, có thể lan ra sau lưng. Đôi khi có thể sờ thấy một khối ở vùng bụng trên do tụy bị viêm hoặc giả nang. Cơn đau của viêm tụy cấp thường kéo dài trong vài ngày, nặng hơn khi đi lại, nằm ngửa và giảm khi ngồi ngả người về phía trước. Cơn đau có thể diễn ra ngay sau khi uống rượu hoặc có bữa ăn thịnh soạn.
  • Nôn, buồn nôn: Khoảng 70-80% những người bị viêm tụy cấp có triệu chứng này.
  • Bụng chướng và nhạy cảm khi chạm.
  • Thông thường bệnh nhân sẽ bị sốt nhẹ, cũng có trường hợp sốt cao do viêm nhiễm đường mật do sỏi, giun hoặc hoại tử tụy rộng.
  • Nhịp tim nhanh, kèm cảm giác ớn lạnh, lo lắng.

Như vậy, triệu chứng đau dữ dội, đau tự nhiên không dứt sau bữa ăn có thể là triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp. Tuy nhiên, vì viêm tụy cấp còn kèm theo nhiều triệu chứng khác nữa nên lời khuyên tốt nhất là người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Điều trị viêm tụy cấp

Để điều trị bệnh viêm tụy cấp, bác sĩ sẽ can thiệp nội khoa kết hợp với hồi sức đối với những trường hợp nhẹ. Bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày nếu kiên trì điều trị theo phương pháp này. Theo đó, bệnh nhân phải áp dụng chế độ nghỉ ngơi, không ăn thức ăn và uống qua đường miệng cho đến khi hết đau và có nhu động ruột. Đối với bệnh nhân điều trị viêm tụy cấp bị đau vừa phải hoặc có những triệu chứng khác như tắc ruột hoặc chướng bụng hoặc nôn, cần phải được hút dịch qua ống thông mũi – dạ dày và nếu cần thiết thì có thể tiêm Meperidine để giảm đau.

Ngoài việc điều trị viêm tụy cấp cấp cứu, bác sĩ còn kết hợp điều trị theo nguyên nhân và biến chứng. Nếu viêm tụy cấp do giun, việc dùng thuốc diệt giun sẽ làm giảm đau nhanh và đẩy lùi bệnh. Với viêm tụy cấp do sỏi, có thể áp dụng phương pháp nội soi và chụp đường mật ngược dòng để loại trừ sỏi.

vicare.vn-trieu-chung-dau-du-doi-dau-tu-nhien-khong-dut-sau-bua-co-phai-la-benh-viem-tuy-cap-khong-body-2

Đối với những trường hợp viêm tụy cấp xuất huyết hoại tử, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp không có sỏi, mục đích là lấy bỏ mô tụy bị hoại tử, cầm máu và dẫn lưu. Trong trường hợp có sỏi hoặc giun, nếu được phát hiện sớm thì có thể dùng thuốc diệt giun nhanh như Lévamísole hay Pyrantel. Nếu thất bại có thể kéo giun qua đường nội soi hoặc phẫu thuật.

3. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp

Để hạn chế những nguy cơ mắc viêm tụy cấp, cần bắt đầu từ các nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, có đến 70 - 80% những ca cấp cứu viêm tụy cấp là do sử dụng rượu bia. Vì vậy, trước tiên người bệnh cần hạn chế uống rượu bia và các chất có cồn khác. Ngoài ra các bác sĩ khuyên mọi người nên bỏ thuốc lá; uống nhiều nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo, giảm lượng tiêu thụ sữa bò, phô mai, bổ sung nhiều loại trái cây tươi và rau quả trong khẩu phần ăn. Điều đó không chỉ làm hạn chế diễn biến của bệnh viêm tụy cấp mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần lạc quan.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Khi bệnh nhân có biểu hiện sốc, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp tụt, tinh thần người bệnh kích động, hốt hoảng hoặc ngược lại nằm lờ đờ, mệt mỏi, xuất hiện những mảng bầm tím ở chân tay, thở nhanh và nông... cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.

Xem thêm:

  • Viêm tụy cấp - “Sát thủ” thường gặp trong phòng cấp cứu
  • Viêm tụy cấp rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời