Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn

Vấn đề nhiễm giun liên quan đến nhiều yếu tố như vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, dùng rau sống chưa được xử lý đúng cách hay thói quen vệ sinh chưa tốt....Nhiễm giun gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thậm chí có thể là tử vong do các biến chứng của nó gây nên. Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn là một dấu hiệu điển hình để giúp chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn

Vấn đề nhiễm giun liên quan đến nhiều yếu tố như vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, dùng rau sống chưa được xử lý đúng cách hay thói quen vệ sinh chưa tốt....Nhiễm giun gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thậm chí có thể là tử vong do các biến chứng của nó gây nên. Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn là một dấu hiệu điển hình để giúp chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Những biểu hiện nhiễm giun ở người lớn

Để xác định mình có bị nhiễm giun hay không thì việc đi khám và xét nghiệm phân tìm trứng giun là cách cho kết quả tốt và chính xác nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện dựa vào một số biểu hiện mà người nhiễm giun thường gặp dưới đây:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: khi bị nhiễm giun, lượng chất dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể sẽ phải chia ra và nuôi dưỡng lượng giun có trong cơ thể. Do đó, khi sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là do cơ thể bị nhiễm giun.
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn, phân lỏng kèm nôn, có khi buồn nôn lúc thức dậy buổi sáng...
  • Đau bụng

Trong một số trường hợp nhiễm giun đũa có thể gây nổi mề đay kèm những đợt tiêu chảy. Gây ngứa mất ngủ và khó chịu ở hậu môn, vùng âm hộ - âm đạo do nhiễm giun kim. Hay gây chuột rút ở bụng do nhiễm giun móc.

vicare-trieu-chung-dau-bung-giun-o-nguoi-lon-body-1

Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn

Đau bụng là một trong những biểu hiện khi bị nhiễm giun. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng quanh rốn và định vị không rõ ràng, có khi đau ở vùng thượng vị, hoặc có khi nằm ở hố chậu phải.... kèm thêm các biểu hiện như: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đi ngoài ra máu....

Trong một số trường hợp, các biến chứng do nhiễm giun gây ra cũng tạo nên các cơn đau bụng dữ dội và nguy hiểm.

  • Ruột thừa viêm do giun (hiếm gặp): Một số loài giun lớn di chuyển lạc vào ruột thừa gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
  • Tắc ruột (hay gặp): khi bị nhiễm nhiều giun sẽ dễ dẫn đến tắc ruột cấp. Biểu hiện bằng các cơn đau bụng, trướng bụng, tắc hơi và nôn.
  • Giun chui lên đường mật: một hoặc nhiều con lạc vào ống mật chủ làm người bệnh đau dữ dội vùng hạ sườn phải, sốt nhẹ.
  • Giun lên dạ dày: gây ra cơn đau bụng cấp ở vùng thượng vị, buồn nôn, và nôn ra giun.

Cách điều trị và phòng ngừa đau bụng giun

Khi đã xác định được tình trạng là do đau bụng giun thì người bệnh có thể sử dụng thuốc tẩy giun có bán ở các hiệu thuốc. Đây là cách điều trị nhanh nhất và cũng rất có hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc tẩy giun chỉ có tác dụng tiêu diệt giun sán chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun là vô cùng quan trọng và cần thiết.

  • Các biện pháp đó bao gồm:
  • Tất cả mọi người cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Móng tay, móng chân phải được cắt ngắn gọn gàng. Không để móng dài vì dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.
vicare-trieu-chung-dau-bung-giun-o-nguoi-lon-body-2
  • Vệ sinh môi trường sống: dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không được phóng uế rác bừa bãi ra môi trường.
  • Thói quen ăn uống: đảm bảo được chế độ ăn chin uống sôi. Sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống. Tuyệt đối không nên ăn các loại thịt cá tái, gỏi, thực phẩm chưa được nấu chín kĩ, tiết canh, nem chua... Khi ăn các loại rau củ quả sống phải rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng trước khi ăn.
  • Không được dùng phân tươi bón cho hoa màu.

Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn thường sẽ khỏi sau khi dùng thuốc xổ giun. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài và mức độ ngày một tăng thì bạn cần đến các trung tâm y tế để được khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất.

Xem thêm:

  • Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
  • Bí quyết ăn uống giúp bé phòng ngừa giun sán hiệu quả
  • Dùng thuốc tẩy giun fugacar như thế nào là đúng?