Triệu chứng của bệnh trĩ và những điều bạn cần biết
Những người có triệu chứng của bệnh trĩ bao giờ cũng có những mặc cảm, xấu hổ riêng nên không thể chia sẻ về triệu chứng của mình với ai. Nếu bạn đang trong trường hợp đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn những triệu chứng của bệnh trĩ để xác định nguy cơ mắc bệnh cũng như đưa ra lựa chọn bệnh viện và bác sĩ chuyên môn, uy tín để chữa trị.
Triệu chứng của bệnh trĩ và những điều bạn cần biết
Những người có triệu chứng của bệnh trĩ bao giờ cũng có những mặc cảm, xấu hổ riêng nên không thể chia sẻ về triệu chứng của mình với ai. Nếu bạn đang trong trường hợp đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn triệu chứng của bệnh trĩ để xác định nguy cơ mắc bệnh cũng như đưa ra lựa chọn bệnh viện và bác sĩ chuyên môn, uy tín để chữa trị.
Tìm hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là hiện tượng khi xoang tĩnh mạch ở đoạn cuối trực tràng bị phồng to. Hiện tượng các xoang tĩnh mạch ở đoạn cuối trực tràng phình to sẽ khiến việc đi ngoài khó khăn và đau đớn. Bệnh nhân thường gặp tình trạng đi ngoài ra máu và đau rát vùng hậu môn kéo dài. Các xoang tĩnh mạch phình to còn được gọi là búi trĩ. Khi bệnh chuyển biến nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn hay còn gọi là sa búi trĩ.
Bệnh trĩ ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa và hệ bài tiết của cơ thể. Không chỉ gây ra khó khăn, bất tiện trong đời sống, đây còn là chứng bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe nếu không sớm điều trị.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
Trong đời sống thường ngày, có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh trĩ mà chúng ta không để ý đến. Ví dụ như nhịn đi vệ sinh thường xuyên hay ít vận động... Những thói quen ấy đều rất phổ biến. Chính vì vậy, số người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Cụ thể, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
Táo bón kéo dài
Tình trạng này gặp phải khi bệnh nhân ăn uống không điều độ, thiếu chất xơ, ít uống nước hoặc sử dụng thuốc quá nhiều. Khi táo bón buộc bệnh nhân phải rặn, áp lực lên vùng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Ngồi quá lâu, ít vận động cơ thể
Việc ngồi quá lâu, ít vận động khiến cho ổ bụng, đường ruột bị chèn ép, dẫn đến tăng áp lực lên các cơ quan này và dễ khiến các xoang tĩnh mạch của trực tràng phình to. Ngoài ra, việc ngồi một chỗ, không vận động cơ thể khiến hệ tiêu hóa trì trệ. Hoạt động bài tiết rối loạn cũng là tác nhân khiến các xoang tĩnh mạch cuối trực tràng phình to, gây ra bệnh trĩ.
Tư thế ngồi đại tiện sai
Vì cấu trúc cơ thể con người sẽ dẫn đường tiêu hóa thức ăn theo chiều hướng xuống, các bác sĩ thường khuyến cáo chúng ta phải có tư thế ngồi đại tiện thoải mái, giữ người thẳng. Tư thế ngồi đại tiện sai dẫn đến việc đi ngoài khó khăn hơn. Khi bệnh nhân rặn, áp lực lên vùng hậu môn cũng tăng, nguy cơ mắc bệnh trĩ là rất cao.
Tổn thương vùng hậu môn do phẫu thuật hoặc sau khi sinh nở
Người phụ nữ khi sinh nở sẽ phải chịu một lực tác động rất lớn lên phần phía dưới cơ thể, bao gồm cả vùng hậu môn. Áp lực khi rặn để đưa thai nhi ra ngoài làm các tĩnh mạch giãn ra, dễ khiến phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Những người bệnh trĩ thường chữa trị khi bệnh đã chuyển biến vào giai đoạn nặng. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này thường là tâm lý người bệnh xấu hổ, ngại nói ra những triệu chứng bệnh để có phương hướng điều trị hợp lý.
Đau rát hậu môn khi đi vệ sinh
Đây là triệu chứng thường gặp ở những người bệnh trĩ, hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi đi nặng, bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu, đau rát vùng hậu môn. Cảm giác đau rát gây khó chịu trong cuộc sống hằng ngày, khiến bạn mất tập trung và tự tin.
Đại tiện ra máu
Mức độ chảy máu từ hậu môn tùy vào tính trạng bệnh. Nếu nặng, máu có thể chảy nhỏ giọt, thậm chí thành tia. Tĩnh mạch và vùng da hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng khi áp lực lên vùng ổ bụng quá lớn.
Hậu môn tiết dịch nhầy bất thường.
Viêm loét da quanh hậu môn do đi đại tiện khó khăn, bị tổn thương kéo dài khiến tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.
Sa búi trĩ : Là khi các xoang tĩnh mạch vùng trực tràng bị phồng to và đẩy ra ngoài, có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Đây là triệu chứng khi bệnh đã chuyển nặng.
Những triệu chứng của bệnh trĩ nêu trên chỉ có mang tính chất gợi ý chứ không mang tính chất chẩn đoán một chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện hay phòng khám để có những phác đồ điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ
Phương pháp điều trị cho bệnh trĩ có khá nhiều. Mỗi phương pháp sẽ có thế mạnh và nhược điểm riêng.
- Phương pháp nội khoa: Chủ yếu là dùng thuốc chữa trị. Hiện thị trường có rất nhiều loại thuốc trị trĩ như dạng kem, thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc viên...).
- Phương pháp thủ thuật: Ví dụ như chích xơ, dùng tia laser... để làm giảm lưu lượng máu tới các búi trĩ. Theo thời gian, búi trĩ sẽ có hiện tượng xơ cứng.
- Phương pháp ngoại khoa: Tiểu phẫu cắt trĩ Longo, PPH, HCPT. Dùng sóng điện cao tần có tác dụng loại bỏ búi trĩ và diệt khuẩn nhanh. PPH đưa búi trĩ vào bên trong ống kẹp, thắt nút mạch máu. Sau đó sử dụng dao điện được sử dụng để loại bỏ búi trĩ trên vị trí đường lược.
Triệu chứng của bệnh trĩ có nhiều lầm tưởng là bệnh táo bón, mắc căn bệnh này khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, nhận ra triệu chứng của bệnh trĩ và nhanh chóng đến bệnh viện chẩn đoán bệnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ bản thân mình.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về bệnh trĩ
- Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì
- Bệnh trĩ và cách điều trị trĩ hiệu quả