Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh có thể để lại nhiều di chứng cho trẻ. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh nghiêm trọng nhưng dấu hiệu nhận biết của bệnh khá mờ nhạt hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao nhưng lại rất phổ biến. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh nghiêm trọng nhưng dấu hiệu nhận biết của bệnh khá mờ nhạt hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Không ít bố mẹ chủ quan đối với viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh nên phát hiện trễ, can thiệp không kịp thời nên để lại hậu quả đáng tiếc.

Viêm màng não mủ là bệnh gì?

Được biết đến với tên gọi khác là viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não mủ là tình trạng viêm các màng bao bọc xung quanh hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống). Sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy dẫn đến sinh mủ.

Viêm màng não mủ có thể xuất hiện ở người lớn, người cao tuổi, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và nhất là trẻ sơ sinh không tới 1 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh. Những bé sinh ra do đẻ non, nhiễm khuẩn ối hoặc ngạt khi đẻ có có nguy cơ cao hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra bé trai có tỷ lệ bị bệnh nhiều hơn bé gái.

Khi trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề đến thần kinh, sức khỏe, tính mạng và sự phát triển về sau.

Trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ do đâu?

Hiện tượng nhiễm khuẩn màng não ở trẻ sơ sinh có căn nguyên là do sự tấn công của vi khuẩn do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở vùng tai – mũi – họng, viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn mô mềm, da, nhiễm khuẩn cuống rốn, ... gây ra. Bệnh còn thường xuất hiện ở trẻ suy dinh dưỡng, sử dụng van tim nhân tạo,

Trong đó, có ba loại vi khuẩn là tác nhân chính là não mô cầu, phế cầu và Hemophilus Influenza. Đối với trẻ sơ sinh có thể gặp thêm các vi khuẩn gram âm khác như Pseudomonas, Klebsiella, E.coli. Viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu hiếm gặp hơn cả nhưng lại là loại nguy hiểm hơn bởi có tỷ lệ biến chứng cao, điều trị khó khăn và tốn kém.

Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý

Thách thức đối với phụ huynh hoặc người thân đang chăm sóc trẻ sơ sinh là biểu hiện của viêm màng não mủ ở đối tượng này diễn ra âm thầm, khó phân biệt. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu của trẻ dưới đây để kịp thời đưa đến bệnh viện:

Trẻ sốt cao kèm co giật

vicare.vn-tim-hieu-benh-viem-mang-nao-mu-o-tre-so-sinh-body-1

Khi trẻ sơ sinh bị mắc viêm màng não mủ có thể sốt cao đến mức báo động (một số trường hợp bị hạ thân nhiệt cũng cần được chú ý), dẫn đến co giật, thậm chí hôn mê, mất tri giác. Điều này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Lúc này, bố mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc dùng các biện pháp hạ nhiệt độ mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Trẻ rơi vào trạng thái mơ màng, li bì hoặc kích thích

Trẻ có thể lúc mê lúc tỉnh, ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức trẻ dậy. Có đôi lúc trẻ trở nên cáu gắt, khó chịu, khóc nhiều. Trẻ sơ sinh nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, kém lạnh lợi, mười vận động, mệt mỏi bơ phờ do trẻ bị đau và không muốn được ẵm bế như ngày thường.

Đặc biệt, viêm màng não mủ gây ra những tổn thương khiến cho trẻ sơ sinh khó cử động ở vùng cổ. Trẻ sẽ bị đau, khóc khi bị di chuyển đầu và cổ do người lớn bế.

Trẻ bỏ bú mẹ, hay bị nôn trớ

Vì sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh khiến trẻ bú ít hoặc bỏ bú mẹ, đi ngoài phân lỏng, hay nôn trớ do đầy chướng bụng, rối loạn nhịp thở và tím tái. Nếu trẻ đang bị sốt, việc bỏ bú có nguy cơ dẫn đến kiệt sức, trẻ lả đi vì mệt, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, viêm màng não mủ còn được chẩn đoán lâm sàng dựa trên tình trạng trương lực cơ căng hoặc giảm, liệt khu trú, thóp phồng hoặc căng hơn so với ngày thường. Lý do là vì các thóp ở xương hộp sọ đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của trẻ trước áp suất từ bên ngoài, nhưng khi hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng kém đi thì các vùng trũng giữa hộp sọ phồng lên. Điều này phản ánh các tổn thương của viêm màng não mủ gây nên cho bé.

vicare.vn-tim-hieu-benh-viem-mang-nao-mu-o-tre-so-sinh-body-2
Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều do tổn thương của viêm màng não mủ gây ra

Ảnh hưởng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh nặng đến mức nào?

Bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh tiến triển rất nhanh. Chỉ sau 1 -2 ngày không được phát hiện, kiểm tra và điều trị kịp thời, bé sẽ sốt cao liên tục, co giật, nằm li bì, ... Khi bệnh trở nặng, khả năng cứu chữa giảm đi, để lại di chứng ở trẻ như: bị câm điếc, lác mắt, liệt tay chân, động kinh, giảm sút về trí tuệ, mất khả năng học tập và đặc biệt có thể tử vong.

Một số thống kê gần đây cho thấy:

  • Có khoảng 9% trẻ bị biến chứng do viêm màng não mủ gặp vấn đề về nhân cách: chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi, chậm nói, đần độn, tăng trương lực cơ, tình trạng xoắn vặn kiểu tổn thương ngoại tháp.
  • 13% trẻ may mắn có di chứng ở mức độ nhẹ hơn
  • Giảm thính lực, điếc là hai di chứng thường gặp nhất
  • 28% trẻ bị mù, rối loạn về ngôn ngữ, chậm phát triển

Hướng xử lý đối với trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ

Điều trị

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh được bác sĩ chuyên khoa đưa ra sau khi đã thăm khám, kiểm tra và cân nhắc dựa trên thể trạng, tiến triển bệnh, thời gian phát hiện và độ tuổi. Điều trị lúc bệnh còn ở thể nhẹ thì khả năng hồi phục của bé sẽ nhanh hơn. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ khi được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì tỷ lệ thành công lên đến 94%. Hiện nay, kháng sinh được xem là phương pháp điều trị chủ yếu, có sự chỉ định và giám sát chặt chẽ của chuyên gia.

  • Trẻ trong độ tuổi từ 0 – 4 tuần tuổi: ưu tiên sử dụng hai loại thuốc là Cefotaxime và Ampicillin (100mg/kg/24 giờ)
  • Trẻ từ 4 – 12 tuần tuổi: được chỉ định dùng Cephalosporin (thế hệ 3) kết hợp với Ampicillin. Ngoài ra có thể sử dụng Gentamicin với liều lượng 5mg/kg/24 giờ.
  • Trẻ từ 3 – 16 tháng: dùng Cephalosporin (thế hệ 3) và Vancomycin

Ngoài ra, phương pháp điều trị còn cần kết hợp giảm triệu chứng, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra:

  • Chống viêm: cần thực hiện ngay trong ngày đầu tiên điều trị, sử dụng Dexamethasone 0,4mg/kg/ ngày
  • Chống co giật: tùy thuộc vào độ tuổi và nhiệt độ cơ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và liều lượng phù hợp
  • Chống phù não: đối với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ có thể tiêm thuốc chống phù não qua đường tĩnh mạch, nếu trẻ có thể tự uống nước thì nên uống nước điện giải và đặt đầu trẻ nằm cao hơn so với giường 30 độ.
  • Hỗ trợ hô hấp

Chăm sóc

Vấn đề quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ là cần tuân theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Trẻ có xu hướng sợ ánh sáng, vì vậy không nên để ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Giữ sự yên tĩnh để trẻ nghỉ ngơi tốt hơn. Tốt nhất nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mùa đông cũng hạn chế ủ ấm quá kĩ khiến trẻ khó chịu, nhiệt khó thoát ra ngoài.
  • Nên để trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang bên, đầu tạo với giường một góc 30 độ.
  • Trẻ sốt cao nên dùng khăn mát lau người. Tuyệt đối không được dùng nước lá, các phương pháp hạ sốt mà bỏ qua khuyến cáo của bác sĩ.
  • Trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên việc ẵm bế phải cẩn thận để bé không bị ngã hoặc bị va đập.
  • Bố mẹ, người thân phải thường xuyên theo dõi nhịp thở, thân nhiệt, nhịp tim của trẻ để kịp thời ứng phó với các tình huống xấu do viêm màng não mủ gây ra cho trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh bị bệnh vẫn cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng tai mũi họng (nhỏ thuốc vào mắt, vệ sinh nướu, lưỡi, ...). Khi trẻ bị phát ban, hoại tử thì càng phải lưu ý hơn về vấn đề vệ sinh.
  • Không được cho trẻ ngừng bú sữa mẹ, phải duy trì việc bú bình thường. Cho trẻ bú nhiều lần hơn để tránh bị sặc và nôn trớ. Nếu trẻ bị hôn mê có thể cho ăn qua đường tĩnh mạch.

Phòng tránh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

vicare.vn-tim-hieu-benh-viem-mang-nao-mu-o-tre-so-sinh-body-3
Tiêm vắc xin để ngăn ngừa trẻ bị viêm màng não mủ
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ cho trẻ: đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất mà cha mẹ không nên bỏ qua. Hiện nay, vắc xin ngừa HIB (Haemophilus Influenza type b – tác nhân chủ yếu gây viêm màng não mủ) rất hữu hiệu trong việc chủ động ngăn ngừa bệnh. Việc chủng ngừa loại vắc xin này thường được kết hợp chung trong vắc xin Pentaxim 5 trong 1 (phòng 5 bệnh, bao gồm viêm màng não do HIB) và vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 (phòng 6 bệnh có cả viêm phổi – viêm màng não do HIB). Thời điểm tiêm cho trẻ là khi 2, 3, 4 tháng tuổi và mũi nhắc lại vào lúc trẻ 16 – 18 tháng. Bố mẹ cũng nên đưa trẻ tiêm đầy đủ các loại vắc xin về các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
  • Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong môi trường sạch sẽ, lành mạnh. Tránh cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều mầm bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan.
  • Trẻ sơ sinh cần được bảo vệ bởi bố mẹ nhiều hơn. Hãy từ chối cho quá nhiều người ôm trẻ nhỏ để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng lây bệnh viêm màng não mủ sang trẻ sơ sinh.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh của bạn dùng chung bình sữa, ti giả với những bé khác để tránh khả năng nhiễm bệnh.
  • Chăm sóc trẻ thận trọng vào thời điểm giao mùa, không để trẻ bị viêm hô hấp hoặc viêm amidan, viêm họng mủ. Nếu chẳng may mắc bệnh, phải điều trị tích cực, dứt điểm dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ tăng cường miễn dịch, sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu viêm màng não mô cầu là gì?
  • Viêm màng não ở trẻ là bệnh như thế nào?