Triệu chứng cảm cúm ở trẻ và biến chứng không mong muốn

Trẻ sơ sinh thường có khả năng miễn dịch thấp, vì thế cha mẹ cần quan tâm, tránh cho con bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn gây cảm cúm. Nhiều chị em vì không chú ý nên đã để con bị cảm cúm nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con. HoiBenh sẽ chia sẻ tới chị em nhiều hơn những triệu chứng cảm cúm ở trẻ em và biến chứng không mong muốn.

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ và biến chứng không mong muốn Triệu chứng cảm cúm ở trẻ và biến chứng không mong muốn

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm một phần bởi những người khác xung quanh bé không luôn luôn rửa tay. Thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần.

vicare.vn-trieu-chung-cam-cum-o-tre-va-bien-chung-khong-mong-muon-body-1

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng cảm cúm ở trẻ em

Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây ra bởi một trong hơn 100 loại virus. Các virus ở mũi và ở vòm họng là thủ phạm chủ yếu và có nguy cơ truyền nhiễm cao. Các virus có thể gây ra cảm cúm bao gồm enteroviruses và coxsackieviruses.

Khi em bé đã bị nhiễm virus và được chữa khỏi, cơ thể bé thường trở nên miễn dịch với một virus cụ thể. Nhưng vì có quá nhiều virus có thể gây cảm cúm, nên một em bé có thể bị cảm cúm vài lần trong một năm và rất nhiều lần trong suốt đời mình.

Virus cảm cúm thông thường xâm nhập cơ thể của bé qua miệng hay mũi. Con đường lây truyền có thể là:

- Không khí: Khi ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, họ có thể trực tiếp lây lan virus cho trẻ em.

- Tiếp xúc trực tiếp: Cảm cúm thông thường có thể lây lan khi một ai đó chạm vào miệng hoặc mũi người bệnh, sau đó chạm vào bàn tay của bé. Em bé lại tự chạm vào mắt, mũi hay miệng.

- Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm. Một số virus có thể sống trên bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Em bé cũng có thể nhiễm virus khi chạm vào một bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi

Biểu hiện cảm cúm ở trẻ em

- Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi

- Nước mũi lúc đầu có thể trong và loãng, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây

- Sốt nhẹ khoảng 37,80C

- Hắt hơi

- Ho

- Giảm sự thèm ăn

- Khó chịu

- Khó ngủ

Các biến chứng bệnh không mong muốn từ cảm cúm ở trẻ em

Viêm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Khoảng 5 - 15 % trường hợp cảm cúm ở trẻ em phát triển thành nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.

Thở khò khè: Cảm cúm có thể gây thở khò khè, ngay cả khi trẻ em không có bệnh suyễn.

Viêm xoang: Cảm cúm thông thường mà không giải quyết có thể dẫn đến viêm xoang và nhiễm trùng xoang.

Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp: bao gồm viêm họng do Streptococcus, viêm phổi, phế quản và thanh quản. Các trường hợp nhiễm khuẩn này cần được bác sĩ đánh giá và đưa hướng điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị cảm cúm ở trẻ

Đến nay, chưa có cách chữa dứt điểm cảm cúm thông thường. Thế nên, các bậc phụ huynh nên chăm sóc tại nhà để cố gắng làm cho em bé thoải mái hơn, chẳng hạn như hút chất nhờn từ mũi và giữ ẩm không khí.

Nếu trẻ sơ sinh sốt 38 độ C hoặc cao hơn và có vẻ khó chịu, có thể cho sử dụng Acetaminophen với liều lượng thích hợp. Các mẹ cũng có thể sử dụng Ibuprofen khi bé ở tuổi 6 tháng tuổi trở lên. Lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thuốc này nếu bé bị mất nước hoặc nôn mửa liên tục.

Không bao giờ cho sử dụng Aspirin với trẻ dưới 18 tuổi đang nhiễm virus, bởi vì nó có thể dẫn đến hội chứng Reye - một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc không cần toa (OTC) và các chế phẩm ho cảm. Những sản phẩm đó vốn không dành riêng cho trẻ sơ sinh, và những tác dụng phụ của chúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

vicare.vn-trieu-chung-cam-cum-o-tre-va-bien-chung-khong-mong-muon-body-2

Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ như thế nào?

Cảm cúm thường lây lan qua các giọt nhỏ từ người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Cách phòng ngừa tốt nhất là cho bé uống nhiều nước và rửa tay bằng xà phòng, đồng thời nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức giúp bé không bị nhiễm bệnh:

- Giữ em bé tránh tiếp xúc bất cứ ai bị bệnh, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh. Nếu có thể, tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với nhiều người và các cuộc tụ họp công cộng.

- Rửa tay trước khi ăn hay chăm sóc cho em bé. Khi không có sẵn nước hay xà phòng, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel có chứa rượu vô trùng.

- Làm sạch đồ chơi của bé và núm vú giả thường xuyên.

- Nhắc nhở tất cả mọi người trong gia đình ho hoặc hắt hơi vào một khăn giấy và sau đó hủy nó.