Triệt sản ở nữ: Khi nào nên và không nên áp dụng

Triệt sản không còn xa lạ đối với nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhằm ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Thế nhưng, không phải ai cũng thích hợp để có thể sử dụng các biện pháp triệt sản.

Triệt sản ở nữ: Khi nào nên và không nên áp dụng Triệt sản ở nữ: Khi nào nên và không nên áp dụng

Triệt sản không còn xa lạ đối với nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhằm ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Thế nhưng, không phải ai cũng thích hợp để có thể sử dụng các biện pháp triệt sản. Một số thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phương pháp triệt sản ở nữ là gì?

Triệt sản là tên một thuật ngữ dùng để nói về các kỹ thuật y tế nhằm ngăn chặn và loại bỏ khả năng duy trì giống nòi của người thực hiện triệt sản. Triệt sản được xem là biện pháp tránh thai có kết quả gần như chắc chắn và vĩnh viễn.

Triệt sản nữ là biện pháp thắt ống dẫn trứng nhằm ngăn chặn đường đi của trứng, không cho trứng vào tử cung gặp tinh trùng để thụ tinh. Đối với triệt sản ở nữ, tỷ lệ ngừa thai là 98 – 99%. Nghĩa là sau khi triệt sản chị em vẫn có thể có thai trở lại.

Triệt sản ở nữ không giúp chị em phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

vicare.vn-triet-san-o-nu-khi-nao-nen-va-khong-nen-ap-dung-body-1
Mô tả hình thức triệt sản ở nữ

Triệt sản ở nữ được tiến hành như thế nào?

Phương pháp triệt sản ở nữ có nhiều cách thức khác nhau, việc lựa chọn loại phẫu thuật nào còn tùy thuộc vào hình hình cụ thể của mỗi trường hợp: sức khỏe, điều kiện và hoàn cảnh.

Thông thường, thắt ống dẫn trứng để triệt sản ở nữ giới gồm 3 loại phổ biến sau:

  • Triệt sản hậu sản: được thực hiện sau khi sinh em bé. Đối với phụ nữ sinh thường, bác sĩ sẽ làm thủ thuật mở bụng nhỏ dưới rốn để cắt và thắt ống dẫn trứng bằng chỉ chuyên dụng sau khi đã gây tê tủy sống hoặc gây mê tại chỗ/toàn thân. Thời gian tốt nhất để triệt sản là 6 giờ sau sinh (không quá 48 giờ). Nếu bạn sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện triệt sản ngay khi em bé được đưa ra khỏi bụng mẹ tại vết mổ đẻ. Khi không mang thai thì triệt sản sau khi đã sạch kinh.
  • Triệt sản bằng nội soi: sau khi được truyền tĩnh mạch và gây mê toàn thân, bác sĩ rạch một đường nhỏ để đưa dụng vụ và camera vào trong ổ bụng. Ống dẫn trứng bị kẹp hoặc đốt để khép 2 mép ống dẫn trứng đóng lại. Thời gian hồi phục của chị em là khoảng 1 – 2 tuần tùy thể trạng mỗi người. Phương pháp nội soi giúp hạn chế xâm lấn, giảm đau, nằm viện ngắn.
  • Triệt sản bằng Essure: một dụng cụ nhỏ hình lò xo được gọi là Essure đưa qua tử cung và đặt vào các ống dẫn trứng. Đây là một thủ thuật hiện đại, khắc phục những nhược điểm của 2 phương pháp trên, bạn có thể hoạt động bình thường sau 1 -2 ngày. Tuy nhiên, tác dụng từ Essure không phát huy ngay mà bạn cần phải đợi 3 tháng sau khi thực hiện. Sau 3 tháng, cần chụp tử cung để đảm bảo 2 ống dẫn trứng đã bị bít.

Khi nào nên và không nên triệt sản ở nữ?

Các trường hợp chị em nên tiến hành triệt sản:

  • Triệt sản ở phụ nữ được chỉ định dành cho chị em trên 30 tuổi và đã có đủ số con khỏe mạnh như mong muốn. Để đảm bảo an toàn thì chỉ nên thực hiện khi con nhỏ nhất được 3 tuổi. Đồng thời vợ chồng đồng thuận, tự nguyện, không muốn có con thêm.
  • Những gia đình có đông con và kinh tế eo hẹp
  • Phụ nữ mắc các bệnh lý: suy tim, suy hô hấp, bị thận mạn, bệnh thần kinh, tâm thần không kiểm soát được ý thức và hành vi, ung thư sinh dục, di truyền, huyết học, ...
  • Sản phụ đã mổ bắt con nhiều lần, u xơ tử cung, sa tử cung
  • Những quốc gia đông dân số cần hạn chế sinh đẻ

Những trường hợp cần thận trọng khi triệt sản thắt ống dẫn trứng:

  • Những người bị bệnh tim mạch như huyết áp cao, đã từng đột quỵ hoặc bệnh tim nhưng không để lại biến chứng
  • Phụ nữ đã từng hoặc bị bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu lúc mang thai, u xơ tử cung, ung thư vú, phẫu thuật bụng dưới hoặc vùng chậu
  • Người gặp các bệnh mạn tính: động kinh, suy giáp, tiểu đường, xơ gan còn bù, u gan, thiếu máu thiếu sắt thể nhẹ, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thận, thalassemia, thoát vị cơ hoành, béo phì, suy dinh dưỡng nặng, trầm cảm, ...

Ngoài ra, một số chị em nên hoãn phẫu thuật triệt sản khi bị sản giật, biến chứng sau sinh, đang mang thai, nhiễm khuẩn toàn thân, chuẩn bị phẫu thuật khác, ...

Nếu bị AIDS, bệnh truyền nhiễm, thoát vị rốn, ... thì cần có sự chuẩn bị đặc biệt trước khi tiến hành triệt sản để tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.

vicare.vn-triet-san-o-nu-khi-nao-nen-va-khong-nen-ap-dung-body-2
Phụ nữ đã triệt sản khó có thể có bầu lại được

Phụ nữ đã triệt sản có thể mang thai tiếp được không?

Tỷ lệ phòng tránh thai khi triệt sản ở nữ giới rất cao. Một số thống kê cho thấy trong 200 phụ nữ sau triệt sản chỉ có một người bị “dính bầu”.

Người đã áp dụng triệt sản khi muốn có con trở lại sẽ rất khó bởi việc tái thông hoặc nối lại tai vòi của buồng trứng không hề đơn giản. Tỷ lệ thành công lên đến 80% nếu phụ nữ dưới 30 tuổi. Nhưng khi thực hiện ở độ tuổi trên 40 thì mức độ có thai trở lại chỉ còn khoảng 30%. Khả năng thành công để mang thai còn phụ thuộc vào phương pháp triệt sản là thắt, cắt hay dùng vòng nhẫn, clip tác động lên ống dẫn trứng.

Tuy nhiên, một trường hợp ngoại lệ có thể diễn ra sau thắt ống dẫn trứng là tai vòi tự thông khiến ngừa thai thất bại. Lúc này khả năng có thai ngoài tử cung rất cao. Do đó, sau khi triệt sản nếu thấy trễ kinh thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sớm.

vicare.vn-triet-san-o-nu-khi-nao-nen-va-khong-nen-ap-dung-body-3
Triệt sản không làm giảm “chất lượng cuộc yêu”

Triệt sản có ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng?

Vấn đề triệt sản hoàn toàn không gây bất kỳ tác động nào đến hormone nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Chính nhờ điều này mà họ vẫn có một chu kỳ kinh nguyệt bình thường như trước đây. Những ý nghĩ triệt sản làm phụ nữ kém hấp dẫn, nam tính hơn và không còn ham muốn, “mất lửa” chuyện chăn gối hoàn toàn không có cơ sở.

Bên cạnh đó, sau khi triệt sản, tâm lý của chị em có phần thoải mái hơn vì không phải quá lo lắng về việc sợ có thai, “xử lý hậu quả” như thế nào. Nhờ vậy mà chị em có thể tận hưởng cuộc sống tình dục trọn vẹn và thăng hoa hơn.

Những lưu ý sau khi triệt sản

  • Sau khi triệt sản, phụ nữ cần dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc phẫu thuật.
  • Để vết rạch mổ không bị nhiễm trùng và chóng lành cần hạn chế làm việc nặng, chạy nhảy từ 1 – 2 tuần. Luôn giữ vết mổ được khô ráo. vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách
  • Tái khám đúng định kỳ và chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường, tránh biến chứng có thể xảy ra
  • Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi triệt sản mà cần đợi đến khi hồi phục hoàn toàn, tâm lý sẵn sàng
  • Không kiêng khem quá kỹ trong ăn uống và nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

Xem thêm:

  • Bệnh nhân triệt sản vẫn có thai, bác sĩ bật khóc
  • Vì sao bạn nên khám sức khỏe sinh sản?