Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh trĩ nội ngày một nhiều hơn, và khi mới phát hiện người ta gọi đó là cấp độ 1. Vậy trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh lý trực tràng hậu môn làm ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh, khi mắc phải căn bệnh này nếu không kịp thời điều trị thì sẽ rất nguy hiểm. Có hai loại bệnh trĩ, đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ, về hình trạng có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa, bình thường trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện

Về mặt y khoa, trĩ nội được định dạng là khi búi trĩ nằm ở phần trên đường lược, bề mặt của các búi trĩ nội cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và thường không có thần kinh cảm giác. Bệnh trĩ nội sinh ra hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ, và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

vicare.vn-tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong

>>> Xem thêm: Để trĩ không còn là nỗi lo, cần biết khi điều trị trĩ

Các cấp độ của bệnh trĩ

Đối với trĩ nội, tùy thao mức độ sa của búi trĩ mà ta có thể phân chia làm 4 cấp độ:

- Trĩ nội cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi tiêu.

- Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.

- Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng tay đẩy vào.

- Trĩ nôi cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại tụt ra.

Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được.

vicare.vn-tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong

>>> Xem thêm: Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội

Vậy trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội. Có thể là do tĩnh mạch bị phình, lúc này túi tĩnh mạch trên bị gấp khúc và phình giãn tạo thành những búi trĩ mềm, có màu đỏ và rất dễ chảy máu nằm ở phía trên đường lược. Do mạch máu bị sưng phù: Khi mạch máu bị sưng phù sẽ dễ hình thành nên trĩ màu đỏ tươi, mềm, bề mặt thô ráp, dễ chảy máu và bị sa xuốn... Khi mắc chứng táo bón lâu ngày, mỗi lần đi đại tiện phải rặn để tống phân ra ngoài. Các lực này sẽ đè nén lên các tĩnh mạch hậu môn khiến lâu ngày gây co giãn, tác động xấu đến hậu môn và dần dần hình thành bệnh trĩ nội. Hay do người bệnh thường xuyên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá nhiều đạm, protein, uống nhiều rượu, bia, cà phê,... nhưng lại rất ít ăn rau xanh, củ quả, uống ít nước... thì rất dễ mắc bệnh.

vicare.vn-tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong

Và lúc này, người bệnh sẽ đi từ mức độ bệnh nhẹ đến nặng. Hay nói chính xác hơn là từ cấp độ 1 mà phát triển bệnh nặng hơn nếu như không được điều trị kịp thời, chính vì thế mà nhiều người thắc mắc rằng trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không. Có thể nói, trĩ độ 1 là cấp độ mắc bệnh nhẹ nhất và dễ điều trị và hoàn toàn có thể điều trị được, ít gây nguy hiểm. Việc cần làm là bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị.

Điều trị trĩ nội độ 1 như thế nào?

Khi người bệnh ở giai đoạn trĩ nội độ 1, thì việc điều trị không quá khó khăn. Sau khi bác sĩ kiểm tra bệnh rồi căn cứ vào tình trạng của bạn để hướng dẫn sử dụng các đơn thuốc để uống và đặt hậu môn cũng như hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng.

Bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị bệnh trĩ hoặc các phương thuốc từ đông y như diếp cá, đương quy... Các bài thuốc nam hay thuốc đông y để điều trị bệnh trĩ cũng như giải quyết tình trạng táo bón, cầm máu mà không cần thắt trĩ.

Bên cạnh đó, khi về nhà cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Cần tăng cường các loại thức ăn giàu chất xơ, trái cây, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị nhất là ớt tiêu, các thức uống có cồn và bia. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis... thì sẽ nhanh chóng hồi phục và không còn lo lắng rằng trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không.

>>> Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì