Trị nhiệt miệng thế nào cho hiệu quả?
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến mà chắc hẳn ai cũng phải gắp ít nhất một lần trong đời. Nhắc đến nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ để lại nhiều ám ảnh khi bị mắc phải. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem có những cách trị nhiệt miệng nào vừa an toàn lại hiệu quả cao qua bài viết dưới đây.
Trị nhiệt miệng thế nào cho hiệu quả?
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến mà chắc hẳn ai cũng phải gắp ít nhất một lần trong đời. Nhắc đến nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ để lại nhiều ám ảnh khi bị mắc phải. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem có những cách trị nhiệt miệng nào vừa an toàn lại hiệu quả cao qua bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng là gì?
Bệnh nhiệt miệng (loét miệng/ loét áp tơ) là một bệnh lành tính, thường không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh xuất hiện là một vết loét hoặc những mụn nước nhỏ hình tròn/ bầu dục, có màu vàng, xung quanh thì bị sưng tấy đỏ lên. Chúng thường phát triển ở phần trong niêm mạc miệng: má, lưỡi, bên trong môi, nướu... và không có tính lây lan.
Bệnh không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng lại gây ra những cơn đau rát, khó chịu cho người bệnh mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Đôi khi vết loét có thể bị lan rộng to ra gây đau buốt, sốt cao, thậm chí có thể gây đau đầu hay tiêu chảy.
Nguyên nhân gây bệnh: mặc dù bệnh chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể, nhưng nó có thể được xác định có liên quan đến một số yếu tố sau:
- Do thương tổn: do các tác động như đánh răng quá mạnh, nhai phải lưỡi/miệng, tác động sang chấn từ bên ngoài làm rạch niêm mạc, gây lở loét, nhiễm trùng...
- Các bệnh về răng miệng: sâu răng, viêm nướu..
- Thay đổi nội tiết tố của cơ thể
- Áp lực, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi dẫn đến sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch bị suy giảm tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiệt miệng xâm nhập.
- Sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất như vitamin B12, sắt, kẽm, axit folic cũng có thể là thủ phạm gây ra bệnh.
Trị nhiệt miệng thế nào?
Nhiệt miệng thường tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, để bệnh nhanh lành, hay làm giảm các cơn đau, khó chịu thì bạn có thể sử dụng một số cách trị bệnh tại nhà đơn giản sau đây:
- Súc miệng diệt sạch vi khuẩn: bạn có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng, nước ép củ cải pha loãng hay baking soda pha với nước ấm để súc miệng hàng ngày.
- Bôi lên vết loét: dùng gel từ cây nha đam bôi lên vết loét sau đó súc miệng sạch sẽ giúp làm dịu được các cơn đau, sử dụng mật ong nguyên chất để bôi lên vết loét thì có tác dụng diệt khuẩn và khiến vết loét nhanh lành hơn.
- Chườm đá: đá có tác dụng giảm đau và sưng, nên khi bị đau quá bạn cũng có thể sử dụng viên đá nhỏ chườm lên chỗ bị nhiệt giúp làm xoa dịu được cơn đau.
- Dùng trà túi lọc: sau khi pha xong, thay vì bỏ đi túi lọc trà, bạn có thể sử dụng nó đắp lên chỗ bị nhiệt, chất tanin có trong túi trà sẽ giúp giảm được các cơn đau và giảm được triệu chứng viêm.
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng ghé thăm
- Hạn chế ăn các loại thức ăn cay, nóng, chiên rán để tránh làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày cũng góp phần giúp bệnh nhanh khỏi.
- Có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều sắt, acid folic, kẽm, vitamin B12 như trứng, ngũ cốc, các loại rau xanh, thịt đỏ, gan....
- Nếu bị nhiệt miệng nặng không ăn được thì nên chuyển sang ăn thức ăn dưới dạng lỏng, mềm như cháo, súp để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
- Khi nhiệt miệng bị tái phát nhiều liên tục nhiều lần thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Có rất nhiều cách có thể trị nhiệt miệng vừa nhanh lành lại vừa hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh phải biết chú ý và chăm sóc kĩ. Nếu nhiệt miệng trở nặng và tái phát liên tục nhiều lần thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ.
Xem thêm:
- Điểm khác nhau giữa sùi mào gà ở môi và bệnh nhiệt miệng bạn nên biết?
- Tìm hiểu những loại bệnh trẻ có thể mắc khi thiếu vitamin C
- Nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì?