Trĩ ngoại huyết khối là dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ?

Trĩ ngoại huyết khối là một trong những loại bệnh trĩ mà nhiều người mắc phải. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Vậy trĩ ngoại huyết khối là gì? Trĩ ngoại huyết khối là dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ? Theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh để có câu trả lời.

Trĩ ngoại huyết khối là dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ? Trĩ ngoại huyết khối là dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ?

Trĩ ngoại huyết khối là một trong những loại bệnh trĩ mà nhiều người mắc phải. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Vậy trĩ ngoại huyết khối là gì? Trĩ ngoại huyết khối là dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ? Theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh để có câu trả lời.

Trĩ ngoại huyết khối là gì?

Trĩ ngoại huyết khối là tình trạng tĩnh mạch hậu môn vỡ ra, máu chảy vào các mô liên kết từ đó tạo thành các khối máu, gây ra hiện tượng sưng to dưới lớp niêm mạc hậu môn. Trĩ ngoại huyết khối có thể nằm ở rìa hoặc bên ngoài hậu môn.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do người bệnh có thói quen rặn quá mạnh khi đi đại tiện, hoạt động hoặc ho mạnh cũng là một trong những tác nhân khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị tổn thương, hình thành nên trĩ ngoại huyết khối.

Bên cạnh đó, ngồi quá nhiều, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, không ăn rau xanh cũng là những yếu tố tác động khiến bạn dễ bị mắc trĩ ngoại huyết khối.

Đối với phụ nữ mang thai, khả năng mắc trĩ ngoại huyết khối ngày càng tăng khi ở những tháng cuối thai kỳ, kích thước thai nhi phát triển lớn hơn sẽ chèn ép lên vùng chậu, tạo áp lực lớn tới hệ thống tĩnh mạch trực tràng.

vicare.vn-tri-ngoai-huyet-khoi-la-dau-hieu-benh-nang-hay-nhe-body-1

Trĩ ngoại huyết khối là dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ?

Theo khái niệm phân tích phía trên thì trĩ ngoại huyết khối được coi là dấu hiệu bệnh nặng của bệnh trĩ ngoại.

Những dấu hiệu tiêu biểu như:

  • Nhức, rát hay ngứa ngáy ở hậu môn
  • Cảm giác vướng víu khi có một khối u, cục phình to ở hậu môn
  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Cảm giác đau ngày càng tăng khi khối sưng ngày càng to
  • Khối sưng ban đầu mềm, lâu dần sẽ cứng lại, sờ vào sẽ thấy đau rát.

Phân biệt trĩ ngoại huyết khối với các loại trĩ khác

  • Trĩ ngoại huyết khối: Tĩnh mạch tại hậu môn bị vỡ, các khối máu tích tụ sinh ra bệnh trĩ.
  • Trĩ ngoại mô liên kết (trĩ da thừa): Vùng da hậu môn bị nứt sinh ra viêm nhiễm, sưng phù. Khi tình trạng viêm nhiễm được điều trị thì các nếp gấp phình to trở thành trĩ ngoại mô liên kết.
  • Trĩ ngoại viêm: Vùng da hậu môn bị tổn thương kèm viêm nhiễm, hậu môn có khối đỏ, xung huyết, đôi khi khiến người bệnh sốt.
  • Trĩ ngoại rối tĩnh mạch: Khối sưng mềm xuất hiện ở khe hậu môn do tĩnh mạch phình to.

Ngay khi thấy các biểu hiện bất thường kể trên, người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn để tiến hành điều trị kịp thời bệnh trĩ. Nếu bệnh này không tìm cách khắc phục sớm để xảy ra tình trạng chảy máu nhiều hoặc sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải tiến hành phương pháp phẫu thuật.

Điều trị bệnh trĩ ngoại huyết khối hiệu quả

Các bác sĩ chuyên khoa cho lời khuyên, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở khu vực hậu môn, nghi ngờ mắc bệnh trĩ thì bạn nên tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị sau này đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Đối với trĩ ngoại huyết khối, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị như:

  • Tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc
  • Tình trạng bệnh nặng, người bệnh sẽ phải tiến hành các tiểu phẫu hoặc phẫu thuật để cắt búi trĩ
vicare.vn-tri-ngoai-huyet-khoi-la-dau-hieu-benh-nang-hay-nhe-body-2

Dùng thuốc

Có rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các triệu chứng, các thuốc bôi ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không có nhiễm khuẩn, có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp như: một số muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol, bôm Peru, cao cây kim mai.

Các bioflavonoid cũng được kết hợp trong các thuốc bôi ngoài, ở một số nước các chất này còn được dùng theo đường uống, và cùng với một số chất khác như calci dobesilat, tribenosid được dùng do tính chất bảo vệ thành tĩnh mạch.

Phẫu thuật

Bệnh trĩ ngoại huyết khối được khuyến cáo là không nên phẫu thuật, trừ tình trạng vừa bị sưng hay nhiễm trùng, lở loét hoặc đến giai đoạn nghiêm trọng.

Về việc phải tới phương pháp phẫu thuật thì cần nên được thực hiện một cách cẩn thận bởi sẽ khá hiểm nguy đến tính mạng do phẫu thuật không đạt chuẩn.

Chế độ dinh dưỡng

Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.

Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính "dòn" và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu....

Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại huyết khối

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
  • Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,.... Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
  • Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho các bạn những thắc mắc liên quan về bệnh trĩ ngoại huyết khối. Thực chất, loại bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn có thể tìm được cho mình hướng điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Nếp gấp hậu môn sưng to có phải là biểu hiện của bệnh trĩ ngoại không?
  • Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị dứt điểm bệnh
  • Bà bầu bị trĩ ngoại, nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt?