Trị gan nhiễm mỡ bằng lá sen và mướp đắng

Chúng không chỉ đơn thuần là chế biến ra các món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày, mà còn được sử dụng để điều trị một căn bệnh nào đó nữa. Với căn bệnh gan nhiễm mỡ, thì cũng có nguyên liệu sẵn có rất dễ tìm mà lại điều trị bệnh rất hiệu q

Trị gan nhiễm mỡ bằng lá sen và mướp đắng Trị gan nhiễm mỡ bằng lá sen và mướp đắng

Bạn có biết, chính những loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên ngay trong khu vườn nhà mình lại là những phương thuốc quý mà bạn không hề hay biết đến. Các tác dụng tuyệt vời của chúng không chỉ đơn thuần là chế biến ra các món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày, mà còn được sử dụng để điều trị một căn bệnh nào đó nữa. Với căn bệnh gan nhiễm mỡ, thì cũng có nguyên liệu sẵn có rất dễ tìm mà lại điều trị bệnh rất hiệu quả, phù hợp với đa số đối tượng mắc bệnh. Đó chính là lá sen và mướp đắng.

điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng lá sen và mướp đắng

Gan nhiễm mỡ hình thành trong khoảng thời gian dài, có thể nguyên nhân là do người bệnh không có một thói quen sống khoa học, hợp lí, chưa được cân đối. Do vậy, người bệnh khi mắc phải gan nhiễm mỡ thì thường rất khó để có thể nhận biết được triệu chứng của bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng của nó. Gan nhiễm mỡ nếu như không được điều trị bệnh sớm thì có thể sẽ dẫn đến xơ gan, chai gan, thậm chí là ung thư gan.

vicare.vn-tri-gan-nhiem-mo-bang-la-sen-va-muop-dang-body-1

Nếu như được hỏi về công dụng của một loại cây hoặc là của một loại quả trong vườn nhà bạn, thì chắc chắn là bạn chỉ biết đến những công dụng mà người ta vẫn thường hay sử dụng hàng ngày. Bởi vậy mà bạn sẽ không biết mà tận dụng các nguyên liệu quý này trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh. Với căn bệnh gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ thì có thể áp dụng được một loại thảo dược có thể khống chế diễn biến của bệnh cự hiệu quả. Chính là lá sen và mướp đắng.

Mướp đắng

Mướp đắng hay là khổ qua là một loại quả rất phổ biến, có tính hàn và vị đắng như tên gọi của nó. Đây là loại quả có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, giải khát, sáng mắt, mát gan, dưỡng gan huyết... Bạn có thể lấy quả mướp đắng, đem rửa sạch, bỏ hạt đi rồi luộc lên để lấy nước uống, hoặc bạn có thể xay mướp đắng ra để lấy nước cũng được rồi đun lên để uống. Uống đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày hoặc tùy theo thể trạng bệnh mà làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lá sen

Trong y học cổ truyền, lá sen là một bài thuốc dân gian với tên thuốc là hà diệp hoặc liên diệp, được thu hái quanh năm, thông thường hay sử dụng lá non hoặc lá bánh tẻ bỏ cuống. Dùng lá tươi hoặc sấy khô, phơi, đôi khi sao khô lên. Dược liệu là sử dụng nguyên lá to, khô, không bị sâu, có màu lục, không có vết thủng, hơi chát, có vị đắng, tính mát bình, mùi thơm nhẹ... có tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi thấp, an thần, tán ứ, cầm máu.

Mướp đắng và lá sen chữa gan nhiễm mỡ với từng thể trạng bệnh nhân khác nhau thì hiệu quả điều trị cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, việc hiệu quả hay không lại phụ thuộc lớn vào tình trạng của người bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ cần phải xác định được rõ nguyên nhân, mức độ bệnh của mình để có được hướng điều trị nhanh chóng và đúng đắn nhất.

vicare.vn-tri-gan-nhiem-mo-bang-la-sen-va-muop-dang-body-2

điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng các loại thảo dược khác

Ngoài việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng lá sen, mướp đắng thì các loại thảo dược khác cũng có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Cụ thể như:

- 15g sơn trà, 30g trà tươi, hãm nước sôi 2 vị thuốc này để uống hàng ngày, công dụng mang lại sẽ là giảm béo, tiêu mỡ.

- Lấy 3g hoa trà, 3g trần bì, 5g bạch linh thái vụn, hãm với nước ở trong một bình kín, sau khoảng 20 phút là có thể dùng được, có thể uống thay trà hàng ngày được.

Cần hạn chế các đồ ăn có chứa quá nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, mỡ động vật, gan súc vật... và những đồ ăn quá cay, nóng.

Việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ có thể được điều trị bằng rất nhiều các biện pháp khác nhau và đạt được hiệu quả nhất định tùy theo mỗi người bệnh. Để có thể có được hướng điều trị tốt nhất, thì người bệnh nên khám, chuẩn đoán và tham khảo theo đúng hướng điều trị của bác sĩ.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.