Trị dứt điểm viêm đại tràng bằng thảo dược

Đại tràng có vai trò hấp thụ muối khoáng và nước từ thức ăn, đồng thời phân hủy bã thức ăn thành phân. Bệnh viêm đại tràng là hiện tượng đại tràng bị viêm loét và rối loạn chức năng. Khiến đại tràng không làm đúng chức năng của mình, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn trong cơ thể và sức khỏe con người.

Trị dứt điểm viêm đại tràng bằng thảo dược Trị dứt điểm viêm đại tràng bằng thảo dược

Nguyên nhân gây viêm đại tràng là gì?

  • Do vi sinh vật gây bệnh như Shigella, Salmonella, Nguyên sinh động vật như Amip...
  • Do ký sinh trùng và các loại giun, sán ruột.
  • Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích ảnh hưởng niêm mạc ruột.
  • Táo bón kéo dài khiến thành đại tràng bị tổn thương.

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Tổn thương niêm mạc đại tràng: Các tác động phóng xạ, viêm loét, truyền nhiễm... khiến lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Các dấu hiệu cơ bản nhất là đau, sưng phù, niêm mạc chảy máu khi bị cọ xát, đỏ, viêm loét.

Tiêu chảy

Tình trạng phù nề do bệnh viêm đại tràng cản trở quá trình hấp thụ nước vào đại tràng, dẫn đến tình trạng không thể hấp thụ nước từ thức ăn gây tiêu chảy. Chất tiết và mủ của đại tràng có thể được tiết ra cùng phân do đó tiêu chảy do viêm đại tràng khác với bình thường.

vicare.vn-tri-dut-diem-viem-dai-trang-bang-thao-duoc-body-1

Rối loạn tiêu hóa

Bệnh viêm đại tràng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc táo lúc lỏng. Trong trường hợp bị phân lỏng, tình trạng sẽ kéo dài 2-6 lần mỗi ngày, ảnh hưởng đến đời sống, gây mệt mỏi cho bệnh nhân.

Đầy hơi, trướng bụng

Vùng bụng dọc khung đại tràng sẽ luôn có cảm giác căng tức, đầy trướng do bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra ngoài bệnh còn bị đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới, đặc biệt đau nhiều sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.

Biến chứng khôn lường của bệnh viêm đại tràng

Gây suy kiệt sức khỏe do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.

Nguy cơ gây ra giãn đại tràng cấp tính, làm giảm chức năng tiêu hóa và viêm loét đại tràng.

Chảy máu đại tràng

Hội chứng chảy máu đại tràng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn.

Lao ở màng bụng

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể bị tấn công bởi vi khuẩn lao gây bệnh lao.

Ung thư đại tràng

Tỷ lệ viêm đại tràng mạn tính kéo dài từ 8 – 10 năm có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao. Đây là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở nước ta.

Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống góp phần đẩy lùi bệnh viêm đại tràng.

Các chất là kẻ thù của đại tràng bao gồm: chất kích thích, chất xơ không tan, chất béo, đồ cay, đồ ăn để lâu ngày đã bị ô thiu hoặc nhiễm khuẩn.

vicare.vn-tri-dut-diem-viem-dai-trang-bang-thao-duoc-body-2

Chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả theo Đông Y

  • Khi hàn tà phạm vào tỳ vị làm cho tỳ vị hư hàn gây ra các chứng: bụng đầy ruột sôi, ỉa chảy, sống phân không tiêu.
  • Hàn tà phạm vào đại trường làm co rút đại tràng dẫn đến những cơn co thắt đại tràng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh dai dẳng lâu ngày sẽ thành mãn tính kinh niên với các biểu hiện khó chịu như: đau bụng, đầy bụng, sôi bụng, ỉa chảy, phân sống không tiêu, hoặc cảm giác mót rặn khi đi ngoài.

Muốn điều trị tận gốc viêm đại tràng mãn tính kinh niên thì phải phát tán phong hàn,ôn trung khứ hàn, ôn ấm tỳ vị, bồi bổ tỳ vị, bồi bổ khí huyết, hành khí hoạt huyết, tiêu viêm giảm đau, chỉ thống chỉ tả.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc cổ phương điều trị dứt điểm các bệnh về viêm đại tràng. Hầu hết các bài thuốc đều được kê dựa theo cấu trúc quân – thần – tá – sứ. Trong đó, thành phần thuốc trong bài chủ yếu là các vị.

  • Ma hoàng: phát tán phong hàn.
  • Tất bát: ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống.
  • Hậu phác: ôn trung, hạ khí, táo thấp, tiêu đờm.
  • Ngô thù du: ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giáng nghịch.
  • Ích trí nhân: ôn thận, cố tinh, ôn tỳ, chỉ tả.
  • Bạch truật: bồi bổ tỳ vị,sinh tân dịch.
  • Thanh bì: lý khí, kiện tỳ.
  • Mạch nha: kiện tỳ, tiêu thực, tiêu sưng.
  • Mộc hương: hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, hòa vị.
  • Trần bì: lý khí, kiện tỳ, hóa đờm, ráo thấp.
  • Đương quy: bổ huyết, lợi gan, thông huyết mạch, tiêu sưng, nhuận tràng.
  • Hoàng kỳ: bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, sinh cơ.
  • Sa nhân: hành khí, hóa thấp.
  • Tô mộc: hành khí, khứ ứ, tiêu viêm, chỉ thống.
  • Hồng hoa: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau.

Đây là một bài thuốc quý có tác dụng điều trị tận gốc bệnh viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt hay những triệu chứng khó chịu của đại tràng.

Tuy nhiên người bênh không nên tự ý sử dụng bài thuốc hay vị thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sỹ. Chính vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh đại tràng, người bệnh nên đến bác sỹ để được thăm khám đưa ra chẩn đoán chính xác và được kê bài thuốc phù hợp nhất với từng người.

vicare.vn-tri-dut-diem-viem-dai-trang-bang-thao-duoc-body-3

Những lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị bệnh đại tràng

  • Cần ăn chín uống sôi, ăn nhiều rau và các chất xơ, uống nhiều nước.
  • Thận trọng khi ăn đồ hải sản tanh tôm, cua, lươn, trạch...
  • Không nên ăn nhiều các loại rau sống, gỏi cá, đồ sống tái...
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích,...
  • Hạn chế các đồ ăn khó tiêu, sinh nhiều hơi như nước có gas
  • Thường xuyên vận động thể dục.
  • Nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng, stress,...

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin.

Huệ Phạm