Trẻ xem điện thoại nhiều nheo mắt là biểu hiện bệnh gì?

Hiện nay, cuộc sống càng ngày càng phát triển và hiện đại kéo theo đó là các hệ lụy của cuộc sống thường ngày. Bố mẹ càng ngày càng ít thời gian chơi với con do bận bịu, và việc trẻ xem nhiều điện thoại không khó để bắt gặp ngày nay. Các thiết bị điện thoại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là gia tăng các bệnh về mắt.

Trẻ xem điện thoại nhiều nheo mắt là biểu hiện bệnh gì? Trẻ xem điện thoại nhiều nheo mắt là biểu hiện bệnh gì?

1. Những ảnh hưởng khi trẻ xem điện thoại nhiều

Trẻ thường xuyên xem tivi và ngồi máy tính, điện thoại nhiều giờ sẽ dễ bị hẹp mạch võng mạch, một dẫu hiệu cánh báo sớm về nguy cơ tim mạch và huyết áp cao sau này.

Đặc biệt hơn, khi xem quá nhiều tivi và điện thoại, trẻ sẽ chỉ thích sống trong thế giới của mình và cái diện thoại mà hạn chế ra ngoài. Điều này làm rối loạn khả năng chú ý và nhận thức, khiến bé không tập trung và mức độ nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tần suất gia đình cho bé sử dụng điện thoại.

Vì thường xuyên ngồi lì một chỗ nên bé sẽ lười vận động khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại, chất béo được lưu trữ nhiều hơn thay vì đốt cháy khiến trẻ có nguy cơ béo phì cao.

Các bệnh về mắt thường xuyên xảy ra khi trẻ xem điện thoại nhiều, vì lúc đó trẻ sẽ có thói quen nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại. Dấu hiệu ban đầu là trẻ chớp mắt liên tục và nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần, đây là nguy cơ cận thị mà cha mẹ cần chú ý để phòng tránh cho bé.

Hơn hết, sự ảnh hưởng của sóng điện thoại và wifi có thể gây ra ung thư. Bức xạ điện thoại có thể gây ung thư cho con người nhất là đối với trẻ em có nguy cơ hấp thụ 60% bức xạ so với người lớn.

vicare.vn-tre-xem-dien-thoai-nhieu-nheo-mat-la-bieu-hien-benh-gi-body-1

2. Trẻ xem điện thoại nhiều nheo mắt là biểu hiện bệnh gì?

Khi trẻ kề sát điện thoại vào mặt, nếu có dấu hiệu thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ảnh sáng thì mẹ cần chú ý những trường hợp này.

Những biểu hiện bất thường của trẻ gồm khó nhìn từ xa, khi đọc và viết phải mất nhiều thời gian, hay nghiêng đầu sang một bên, ít ngủ, giật mình và tim đập nhanh hơn. Với những trường hợp nặng cần tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng và đo điện não đồ để phát hiện các sóng thần kinh cục bộ. Cần phát hiện các bất thường sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Khi sử dụng điện thoại nhiều, trẻ tỏ ra say mê với đôi mắt híp lại là biểu hiện ban đầu của hội chứng Tic. Hội chứng bất thường ở các cử động hoặc âm điệu không bình thường, thường gặp nhất là tình trạng trẻ giật mình, lắc đầu và nhếch mép trong vô thức. Nghiêm trọng hơn có thể là liệt cơ mặt, chúng thường xảy ra sau một nhân tố kích thích, hoặc do phản ứng lại với các tình huống từ bên trong.

3. Lời khuyên dành cho bố mẹ khi chăm trẻ

vicare.vn-tre-xem-dien-thoai-nhieu-nheo-mat-la-bieu-hien-benh-gi-body-2

Để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không nên để bé sử dụng điện thoại di động khi tín hiệu yếu và quá nóng.
  • Bố mẹ nên hạn chế sử dụng điện thoại khi thấy bé ngồi bên cạnh.
  • Tuyệt đối không để trẻ mang điện thoại đến trường
  • Không nên để điện thoại cạnh phòng ngủ của trẻ vào ban đêm
  • Bố mẹ cần phân bố thời gian cụ thể để cho trẻ xem điện thoại.

Trẻ còn nhỏ nên không phân biệt được những gì nên xem, từ đó dễ bị thu hút và những trang bạo lực, khiêu dâm phản xã hội. Những điều này gây ảnh hưởng tâm lý đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý để trẻ không thu mình, xa lánh xã hội chỉ bằng một chiếc điện thoại.

Xem thêm:

  • Làm gì để bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời gay gắt như mùa hè này?
  • Bác sĩ ơi: Bệnh song thị nhìn một hoá hai có chữa được không?
  • Những biểu hiện cận thị giả phụ huynh nên biết