Trẻ tự kỷ và những ưu điểm mà cha mẹ cần biết
Bạn có biết: Trẻ tự kỷ đặc biệt có trí nhớ dài hạn tốt ở một số lĩnh vực và đây chỉ là một trong số những ưu điểm của trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có quá trình phát triển thể chất hoàn toàn bình thường Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) có quá trình phát triển thể chất bình thường theo độ tuổi (84%); 6,7% trẻ bị thừa cân; 9,3 % trẻ bị thiếu cân (những trẻ này khá kén thức ăn, ch...
Trẻ tự kỷ và những ưu điểm mà cha mẹ cần biết
Bạn có biết: Trẻ tự kỷ đặc biệt có trí nhớ dài hạn tốt ở một số lĩnh vực và đây chỉ là một trong số những ưu điểm của trẻ tự kỷ.
Trẻ tự kỷ có quá trình phát triển thể chất hoàn toàn bình thường
Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) có quá trình phát triển thể chất bình thường theo độ tuổi (84%); 6,7% trẻ bị thừa cân; 9,3 % trẻ bị thiếu cân (những trẻ này khá kén thức ăn, chỉ ăn một số loại thực phẩm cố định).
Nhận thức của trẻ RLPTK so với mốc phát triển thông thường cho thấy: 75,3% trẻ chậm hơn, 24% bình thường ở một số lĩnh vực và 0,7% trẻ nhanh hơn (đây là trẻ RLPTK mức độ nhẹ có chỉ số thông minh cao). 40% trẻ không thể giao tiếp; 38,7% trẻ có thể giao tiếp một cách đơn giản; 21,3% nhận định trẻ chỉ gặp khó khăn khi khởi xướng/duy trì cuộc hội thoại.
Về kỹ năng sinh hoạt, 46% 'trẻ luôn cần sự giúp đỡ trong sinh hoạt'; 35% 'trẻ chỉ cần giúp đỡ một phần trong sinh hoạt'; 17% 'trẻ chỉ cần giúp đỡ khi đối mặt với tình huống mới'; 2% 'trẻ có khả năng tự phục vụ tốt và không cần đến sự giúp đỡ'.
5 ưu điểm lớn nhất của trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Giáo viên (GV) và cha mẹ (CM) trẻ cho rằng 5 ưu điểm lớn nhất của trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là: 'Có trí nhớ dài hạn tốt ở một số lĩnh vực' đặc biệt là những lĩnh vực mà trẻ yêu thích (số, chữ cái, trò chơi hay các chương trình quảng cáo); 'Ghi nhớ hình ảnh tốt'; 'Tư duy hình ảnh tốt'; 'Cẩn thận, cầu toàn trong khi thực hiện nhiệm vụ'. Những điểm mạnh của trẻ RLPTK đều liên quan đến khả năng tư duy và gắn liền với những hình ảnh trực quan, ghi nhớ tốt những gì trẻ quan tâm hay yêu thích. Cô Đ.T.D cho biết: 'Một số trẻ RLPTK dạng nhẹ đặc biệt yêu thích và nhận biết tốt con số, chữ cái khi mới 4 tuổi, trẻ ghi nhớ nhanh các nội dung liên quan đến toán, ghép hình và chữ cái, nhiều trẻ bình thường ở độ tuổi đó chưa làm được'.
Kết quả kiểm định mối tương quan Pearson giữa các biến trong điểm mạnh của trẻ cho thấy: Biến số: 'Tri giác thị giác nhanh' có quan hệ thuận với 'Trí nhớ dài hạn tốt trong một số lĩnh vực' với (r = 0,14, N = 278, p = 0,021) và quan hệ thuận chặt chẽ với 'Khả năng bắt chước nhanh' (r = 0,16, N = 278, p<0,01), điều này có nghĩa những trẻ có khả năng tri giác thị giác nhanh thì sẽ có khả năng bắt chước nhanh và khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt ở một vài lĩnh vực và ngược lại; Biến số 'Tư duy hình ảnh tốt' có quan hệ thuận với biến số 'Hiểu được ý nghĩa của lời nói' với mức ý nghĩa (r = 0,14, N = 278, p = 0,024).
Như vậy, muốn trẻ hiểu được ý nghĩa của lời nói, GV cần sử dụng hình ảnh phù hợp để giúp trẻ tư duy tốt hơn và muốn tác động vào tư duy hình ảnh thì phải giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của lời nói; Biến số 'Tư duy hình ảnh tốt' có quan hệ thuận với 'Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao' với mức ý nghĩa (r = 0,16, N = 278, p < 0,01). Điều này giải thích rằng, trẻ có tư duy hình ảnh tốt thì sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Muốn trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, GV cần giúp trẻ phát triển tốt tư duy hình ảnh.
GV và CM trẻ cho rằng những khó khăn lớn nhất mà trẻ RLPTK gặp phải là: giao tiếp và ứng xử với bạn bè; tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ; tương tác với người khác; chú ý và lắng nghe; hiểu những quy định và mệnh lệnh của người lớn; hiểu khi nào bắt đầu và kết thúc nhiệm vụ.
Ở những khó khăn này, nhiều trẻ bộc lộ những hành vi không phù hợp, dễ rơi vào trạng thái bối rối, căng thẳng khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ nên trẻ khó được chấp nhận ở môi trường hòa nhập.
Thầy N.Đ.T cho biết: 'Ngay cả những trẻ RLPTK ở mức độ nhẹ cũng đều gặp khó khăn về giao tiếp và ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh, khởi xướng và duy trì hội thoại'. Nhìn chung, cả GV và CM trẻ đều có những nhận định đúng về điểm mạnh và hạn chế của trẻ RLPTK. Điều này sẽ giúp các GV, CM trẻ lựa chọn những phương pháp CTSGD phù hợp cho trẻ, kiên trì và có lòng tin trong quá trình CTSGD, giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình. (Nguồn: songkhoe.vn)