Trẻ tự kỷ nên chơi những trò chơi gì?

Thông thường, trẻ tự kỷ hay gặp khó khăn trong việc chơi đùa vì mắc các khiếm khuyết trong giao tiếp và tương tác xã hội. Khi trẻ không thể chơi đùa bình thường, đa số bố mẹ để trẻ tự chơi những trò trẻ muốn, nhưng trên thực tế việc chơi là một phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ phát triển dần các kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn đề.

Trẻ tự kỷ nên chơi những trò chơi gì? Trẻ tự kỷ nên chơi những trò chơi gì?

Thông thường, trẻ tự kỷ hay gặp khó khăn trong việc chơi đùa vì mắc các khiếm khuyết trong giao tiếp và tương tác xã hội. Khi trẻ không thể chơi đùa bình thường, đa số bố mẹ để trẻ tự chơi những trò trẻ muốn, nhưng trên thực tế việc chơi là một phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ phát triển dần các kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn đề.

Xác định khả năng của trẻ trong việc chơi đùa

Trước khi có thể chọn những trò chơi, đồ chơi hoặc một môn thể dục, thể thao vận động thích hợp với trẻ tự kỷ, bố mẹ cần xác định lại khả năng chơi của trẻ để nhận ra những lĩnh vực chơi phù hợp cần triển khai với trẻ.

Thông thường, trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong những vấn đề sau:

  • Đọc ý của người khác qua khuôn mặt

  • Hiểu các quy tắc, luật lệ trò chơi

  • Quan sát và bắt chước trò chơi

  • Thay đổi trò chơi

  • Làm theo một chuỗi hướng dẫn

  • Nói ra được điều trẻ muốn làm

  • Hiểu điều người khác muốn và điều trẻ muốn có thể sẽ khác nhau

  • Linh động vai trò của mỗi người trong trò đang chơi

  • Giả vờ chơi
vicare.vn-tre-tu-ki-nen-choi-nhung-tro-choi-gi-body-1

Bố mẹ có thể xác định được các mức độ chơi của trẻ tự kỷ:

  • Mức độ phát triển chơi: Chơi và tạo cảm giác thăm dò cho trẻ, chơi theo kiểu quan hệ tương tác, chơi chức năng hoặc chơi biểu tượng/tưởng tượng...

  • Mức độ chơi xã hội: Xem khả năng trẻ chơi một mình, chơi song song hoặc chơi hợp tác.

Dựa trên những mức độ trò chơi mà bố mẹ có thể biết được khả năng của trẻ, từ đó lựa chọn được đồ chơi phù hợp với trẻ.

Một vài đồ chơi chuyên biệt cho trẻ tự kỷ

Bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi hấp dẫn về mặt thị giác, bởi đây là điểm mạnh của trẻ khi học cách tương tác và hiểu các vấn đề bằng thị giác. Những đồ chơi, đồ vật hấp dẫn về thị giác có kết hợp với chuyển động và âm thanh kết hợp vận động của tay sẽ rất thích hợp cho trẻ như:

- Đồ chơi nhà, ô tô bằng nhựa

- Bảng từ, giấy, bút sáp và chì mầu... để bé vẽ

- Đất nặn nhiều màu

- Kéo cắt, giấy màu. Nhưng lưu ý khi trẻ chơi tránh để trẻ cắt vào tay.

- Lego, lắp ghép theo bộ chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ

- Thổi bóng xà phòng với các hũ nhiều màu

- Ô tô dây cót có âm thanh và ánh sáng, đóng mở cửa và có thể lắp ghép

- Chóng chóng tre hoặc nhựa

- Bộ đồ chơi thả hình vào cột hoặc hộp

- Đàn gõ bằng gỗ

- Vòng lò xo nhiều màu

- Bóng gai phát sáng hoặc phát tiếng động, nhạc...

- Tranh ảnh

- Bàn chải, lược, bát thìa, giấy ăn...và các vật dụng đồ hàng khác

- Nhặt vật nhỏ, gấp, xé, bóc, kẹp...với giấy hoặc sách cũ bỏ đi

- Các bài hát đồng dao hoặc về các con vật kết hợp với các động tác cơ thể - Bài hát về cơ thể kết hợp động tác...
vicare.vn-tre-tu-ki-nen-choi-nhung-tro-choi-gi-body-2

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể lựa chọn các đồ chơi vận động cơ thể do trẻ thích tham gia vào loại trò chơi này hơn. Các trò chơi vận động thường ít phải dùng ngôn ngữ, nó làm giảm hành vi định hình, cải thiện điều hòa vận động.

- Cầu trượt, xích đu...

- Đá bóng, bóng chuyền...

- Lăn hoặc nhún trên bàn nhún

- Đạp xe, chạy chơi ngoài trời

Trong lúc chơi với trẻ, bố mẹ cũng có thể lặp đi lặp lại một số từ lệnh, tạo sự tiên lượng, liên tưởng ở trẻ.

Bố mẹ cũng nên có phần thưởng khi trẻ làm được và làm đúng để trẻ hứng khởi hơn trong những lần chơi tiếp theo.