Trẻ trong lồng ấp được chăm sóc như thế nào?

Trẻ trong lồng ấp được chăm sóc như thế nào? Đây là câu hỏi được quan tâm rất nhiều hiện nay. Liệu trẻ ở trong lồng ấp có được chăm sóc tốt như ở nhà với bố mẹ hay không. Sau đây HoiBenh sẽ cùng với các bạn khám phá sự chăm sóc của trẻ ở trong lồng ấp.

Trẻ trong lồng ấp được chăm sóc như thế nào? Trẻ trong lồng ấp được chăm sóc như thế nào?

Khi nhắc đến các em bé được nuôi trong lồng ấm có rất nhiều người nghĩ bé bị sinh thiếu tháng, không phải vậy mà cả những bé khi sinh đủ tháng nhưng sức khỏe có vấn đề vẫn được chỉ định nuôi ấp trong lồng trước khi bé đủ sức để nuôi bình thường.

1. Kỹ thuật chăm sóc cao

Giúp trẻ thở tốt

Hệ thống ống thông, máy thở, kim truyền, lồng và máy giám sát công nghệ cao có thể trông thật đáng sợ, nhưng chúng góp phần khiến lồng NICU trở thành nơi an toàn nhất cho một em bé sinh non hoặc bị bệnh. Phổi chưa hoàn thiện và suy hô hấp là một lý do phổ biến để bé phải được nuôi trong lồng ấp, bé có thể được cho chụp mũ oxy - là một chiếc hộp chứa toàn oxy tinh khiết vừa vặn với đầu trẻ để cung cấp oxy cho trẻ.

Cho trẻ bú sữa

Lồng ấp NICU (không giống như các loại nôi bình thường) giúp giữ thân nhiệt cho cơ thể bé. Một ống thông (mũi - dạ dày) cung cấp sữa mẹ hoặc sữa công thức trực tiếp vào dạ dày bé thông qua lỗ mũi. Các kim và ống truyền giúp cung cấp chất lỏng để giữ cho bé không bị mất nước đồng thời truyền thuốc vào cơ thể bé.

vicare.vn-tre-trong-long-ap-duoc-cham-soc-nhu-the-nao-body-1

Theo dõi tình hình sức khỏe của bé

Băng theo dõi được dán vào da trẻ để ghi nhận những dấu hiệu quan trọng. Tất nhiên, nếu có bất kỳ tình huống cấp cứu nào xảy ra, bé sẽ được trợ giúp ngay lập tức.

Bác sĩ và y tá phòng chăm sóc đặc biệt là những chuyên gia về chăm sóc các bệnh nhân nhỏ xíu, ngoài ra các y tá cũng được chỉ định phải theo dõi đặc biệt bé nào, dù cho họ có thể chăm sóc 4-5 bé cùng lúc.

2. Vai trò của bố mẹ khi bé được nuôi trong lồng ấp

- Bạn có thể không được bế con ngay sau khi sinh do bé cần được chăm sóc y tế ngay tức khắc. Nhưng một khi bé đã an toàn trong lồng ấp , bạn có thể đến thăm con, chạm vào bé thật nhẹ nhàng với bàn tay đeo găng. Mỗi lần vào phòng chăm sóc đặc biệt, bạn sẽ phải rửa tay như thể chuẩn bị phẫu thuật và mặc quần áo bảo vệ vô trùng phủ ra ngoài quần áo thường để tránh truyền mầm bệnh cho bé. Bạn cũng có thể được yêu cầu đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho bé.

- Hãy tạo thói quen cho con bú tại phòng chăm sóc đặc biệt nếu bạn có thể. Nuôi con bằng sữa mẹ luôn được khuyến khích, dù là bé đang được nuôi ấp đặc biệt. Cho con bú (bao gồm cả cho con bú sữa mẹ) sẽ giúp hoàn thiện hệ tiêu hoá, phổi còn non yếu của các bé đồng thời thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Các bé được nuôi bằng sữa mẹ có xu hướng tăng trưởng tốt hơn và sẽ được về nhà sớm hơn.
vicare.vn-tre-trong-long-ap-duoc-cham-soc-nhu-the-nao-body-2

- Hãy chấp nhận là có những thời điểm bạn sẽ không được vào thăm con, vì đó là thời gian các bác sĩ kiểm tra tình trạng của bé, thay tã và vệ sinh cho bé. Bạn cũng có thể tiếp cận với các y bác sĩ ở phòng chăm sóc đặc biệt; họ không chỉ là nguồn thông tin chính xác nhất về tình hình của con bạn mà còn có thể giúp bạn hiểu hơn về các thuật ngữ y khoa mà bác sĩ nhi có thể chưa giải thích cho bạn, họ còn có thể hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc em bé sơ sinh, nhất là các bé yếu ớt hơn bình thường.

Như vậy, HoiBenh đã tìm hiểu về việc trẻ được nuôi trong lồng ấp như thế nào cho các bạn. Các mẹ hãy yên tâm khi con mình có chỉ định được nuôi trong lồng ấp vì để đảm bảo bé được phát triển khỏe mạnh như bạn cùng lứa. Hãy cùng với HoiBenh khám phá những thông tin cần thiết khi chăm sóc con trẻ.