Trẻ tiêm phòng muộn có sao không?

Tiêm phòng cho trẻ là một trong những việc hết sức cần thiết giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh các loại bệnh lý cho trẻ nhỏ. Thế nhưng nếu trẻ tiêm phòng muộn có sao không? Giải pháp khắc phục trong trường hợp trẻ tiêm phòng muộn là gì? Cùng đọc những thông tin dưới đây để giải đáp chính xác nhất những thắc mắc trên đây.

Trẻ tiêm phòng muộn có sao không? Trẻ tiêm phòng muộn có sao không?

Những loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ nhỏ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần thiết được bảo vệ sức khỏe bằng việc tiêm phòng vì hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ mắc bệnh. Những loại vắc xin được Bộ Y tế công bố cần thiết phải tiêm phòng cho trẻ nhỏ gồm có:

- Vắc xin viêm gan B: Tiêm mũi thứ nhất ngay sau khi trẻ ra đời 24h đồng hồ, tiêm mũi thứ hai sau khi trẻ được 1 – 2 tháng và mũi thứ 3 khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi. Liều lượng tiêm giảm dần và mũi cuối thường chỉ tiêm một lượng nhỏ bằng 1/3 so với lần đầu.

- Vắc xin tổng hợp DtaP: Loại vắc xin này giúp phòng chống các loại bệnh bạch cầu, ho gà và uốn ván. Mũi thứ nhất trong khoảng 2 – 6 tháng sau khi trẻ chào đời, mũi thứ hai trong khoảng bé tròn 15 – 18 tuổi, mũi thứ ba khi bé 4 – 6 tuổi.

- Vắc xin phòng ngừa thủy đậu: Mũi thứ nhất khi bé được 12 – 15 tháng, mũi thứ hai khi bé khoảng 4 – 6 tuổi.

vicare.vn-tre-tiem-phong-muon-co-sao-khong-body-1

- Vắc xin MMB: Loại vắc xin tổng hợp này giúp ngừa các loại bệnh quai bị, rubella, ngừa sởi. Mũi thứ nhất tiêm khi bé 12 – 15 tháng, mũi thứ hai khi bé khoảng 4 – 6 tuổi.

- Vắc xin IPV phòng chống bại liệt: Mũi thứ nhất khi bé 2 – 6 tuổi, mũi thứ hai khi bé đạt 4 – 6 tuổi.

- Vắc xin ngừa cúm: tiêm khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở

- Vắc xin Rotavirus – RV ngừa tiêu chảy cấp: Mũi thứ nhất tiêm trong khoảng thời gian bé được 2 – 4 tháng tuổi, mũi thứ hai khỉ trẻ tròn 6 tháng.

- Vắc xin MCV4 phòng ngừa viêm màng não: Mũi thứ nhất trong vòng 9 đến 12 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi bé tròn 2 – 16 tuổi.

- Vắc xin ngừa viêm gan A: Mũi thứ nhất khi bé đủ 12 – 23 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ trên 6 tháng.

- Vắc xin PVC13 ngừa phế cầu liên hợp: Mũi thứ nhất khi trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi bé 12 – 15 tháng tuổi.

- Vắc xin Bib ngừa cúm B: Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi bé 12 – 15 tháng tuổi.

- Vắc xin phòng lao: Tiêm khi trẻ được 12 tháng tuổi

- Vắc xin RV phòng ngừa virus Rota: Mũi thứ nhất khi trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi bé 6 tháng tuổi.

Trẻ tiêm phòng muộn có sao không?

Trong trường hợp trẻ không tiến hành tiêm phòng theo những chỉ dẫn như trên thì sẽ gặp những ảnh hưởng xấu nhất định tới sức khỏe tùy vào thể trạng sức khỏe của bé và cách chăm sóc trẻ nhỏ của ba mẹ. Những ảnh hưởng đến cơ thể khi trẻ tiêm phòng muộn gồm có:

Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và sự phát triển thể chất của trẻ về sau. Những loại bệnh truyền nhiễm trẻ thường dễ mắc phải nhất như ho gà, lao, thủy đậu, sởi, rubella.

Ảnh hưởng tùy mức độ tới hệ thống miễn dịch của trẻ trong suốt quá trình trưởng thành và lớn lên về sau. Theo Thạc sĩ Nguyễn Kiên Cường (Y Chọc Dự phòng tại Viện Y học dự phòng Quân đội) cho biết: việc tiêm phòng càng muộn thì hệ miễn dịch càng yếu, mức độ suy giảm hệ miễn dịch càng trầm trọng.

Dễ gặp phải các biến chứng khi truyền: Khi những trẻ đã quá độ tuổi tiêm phòng một loại vắc xin nhất định, trong một số trường hợp trẻ nhỏ chưa quá lâu thì vẫn sẽ được tiến hành tiêm vắc xin. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ gặp phải các biến chứng nhẹ đến nặng tại vị trí tiêm và sức khỏe toàn cơ thể. Ví dụ như trẻ tiêm phòng lao muộn sẽ biến chứng gây nên các hạch nổi tại ví trí tiêm và phải mất ít nhất 6 tháng mới tự biến mất.

vicare.vn-tre-tiem-phong-muon-co-sao-khong-body-2

Những suy nghĩ sai lầm về tiêm phòng muộn cho trẻ cần tránh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bậc phụ huynh đưa con đến cơ sở y tế để tiêm phòng muộn, quá lứa tuổi cho phép. Trong đó khi được hỏi thì một phần lớn xuất hiện từ những nhận thức sai lệch của các bậc cha mẹ. Sau đây, HoiBenh xin đưa ra một số sai lầm về nhận thức tiêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ để các bậc cha mẹ hiểu đúng:

Các bậc phụ huynh nghĩ rằng việc tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ theo lịch tiêm chủng mở rộng thì không cần phải tiêm các loại vắc xin khác nên chờ tiêm cho trẻ 1 lần. Vắc xin 6 trong 1 gồm có bại liệt, uốn ván, ho gà, bạch cầu, bại liệt, viêm gan B và Hemophilus influenza tuýp B. Tương tự đối với vắc xin 5 trong 1 gồm có ho gà, uốn ván, bạch cầu, bại liệt và Hemophilus influenza tuýp B.

Sợ trẻ bị dự ứng hay kích thích với các loại thuốc tiêm sẽ không ăn uống được hoặc đau bệnh. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì các loại vắc xin tiêm cho trẻ đều được nghiên cứu rất kỹ lưỡng phù hợp với tiêu chuẩn sức khỏe chung của trẻ nhỏ mới áp dụng.

Đến thời gian tiêm trẻ bị đau ốm các bệnh khác nên hoãn lại sau khi hết ốm mới đem đi tiêm. Khi trẻ bị bệnh khác trong khi đến khoảng thời gian định kỳ bạn nên đem trẻ đến gặp bác sĩ và nhận được sự tư vấn hợp lý nên tiêm hay không.

Với những thông tin trên đây có thể giúp các bậc cha mẹ trả lời được câu hỏi trẻ em tiêm phòng muộn có sao hay không cũng như ý thức được tính nghiêm trọng của việc không đem trẻ đi đúng thời gian. Việc đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch là hết sức quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cũng như phòng chống các loại bệnh lý liên quan đến truyền nhiễm.

Xem thêm:

  • Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?
  • Trẻ từ sơ sinh đến hai tuổi cần tiêm phòng như thế nào?