Trẻ sốt phát ban có bị ngứa khắp người hay không?

Chắc hẳn cha mẹ nào có con nhỏ cũng đều biết tới tình trạng sốt phát ban cũng như những nguy hại của chúng lên sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh vẫn thường lăn tăn khi được hỏi về tình trạng sốt phát ban có gây ngứa khắp người cho trẻ hay không? Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ giúp cha mẹ giải đáp cho câu hỏi này.

Trẻ sốt phát ban có bị ngứa khắp người hay không? Trẻ sốt phát ban có bị ngứa khắp người hay không?

Tổng quan về tình trạng sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5 đến 36 tháng tuổi với biểu hiện dễ thấy nhất là những nốt ban đỏ mọc rải rác trên cơ thể. Trẻ sốt phát ban chủ yếu là do hệ miễn dịch của trẻ còn kém, dễ nhiễm phải các loại virus gây bệnh truyền nhiễm như virus sởi, virus rubella. Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ bị sốt phát ban do nhiễm virus thủy đậu, virus chân tay miệng, virus sốt xuất huyết, hoặc do mắc phải một số bệnh về rối loạn miễn dịch gây ra.

vicare.vn-tre-sot-phat-ban-co-bi-ngua-khap-nguoi-hay-khong-body-1

Tình trạng sốt phát ban ở trẻ nhỏ thường ủ bệnh trong vừa từ 7 – 15 ngày với các triệu chứng ban đầu là sốt cao hoặc sốt nhẹ (từ 38 – 40 độ) trong vòng một tuần gây mệt mỏi, đau họng hoặc thậm chí sưng hạch ở cổ. Sau đó tình trạng sốt giảm dần và sẽ bắt đầu nổi ban đỏ trên toàn cơ thể, khiến trẻ khó chịu và gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.

Một số trường hợp sốt phát ban ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sốt phát ban cần phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, kiết lị, viêm tai giữa, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Trẻ sốt phát ban có bị ngứa khắp người không?

vicare.vn-tre-sot-phat-ban-co-bi-ngua-khap-nguoi-hay-khong-body-2

Tùy vào từng nguyên nhân gây sốt phát ban mà trẻ sẽ có triệu chứng mẩn ngứa khắp người hoặc không. Dưới đây là hai trường hợp sốt phát ban hay gặp nhất ở trẻ với những biểu hiện ban đỏ trên da khác nhau:

- Trường hợp sốt phát ban do virus Rubella sẽ có biểu hiện nổi bật là những nốt ban đỏ mịn, mượt, nhưng không sẩn lên trên da và không làm trẻ ngứa ngáy.

- Đối với tình trạng sốt phát ban do virus sởi thì biểu hiện sẽ là những nốt sẩn đỏ gây ngứa ngáy trên toàn cơ thể. Những nốt sẩn đỏ do sởi có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày, gây khó chịu và khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi.

Điều trị sốt phát ban ở trẻ

Và dù tình trạng phát ban trên da có khiến trẻ bị ngứa ngáy hay không thì việc cần làm lúc này vẫn là điều trị triệt để căn nguyên của sốt phát ban để giúp cơ thể trẻ trở về trạng thái cân bằng ban đầu, giảm ngứa ngáy và và khó chịu cho trẻ. Tốt nhất là sau khi đi khám, cha mẹ nên tuân thủ chỉ dẫn với chỉ định thuốc của bác sĩ để gips trẻ mau lành bệnh hơn.

vicare.vn-tre-sot-phat-ban-co-bi-ngua-khap-nguoi-hay-khong-body-3

Trên thực tế thì tình trạng sốt phát ban của trẻ sẽ tự khỏi sau khoảng từ 3- 7 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ sốt quá cao và không dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ để tránh biến chứng co giật có thể khiến các em gặp nguy hiểm. Cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp thủ công để làm mát người cho trẻ như lau bằng nước ấm, chườm mát hoặc cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt gốc Acetaminophen hoặc ibuprofen. Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý tăng cường cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi để cơ thể trẻ được thoải mái và dễ chịu hơn.

Lưu ý chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà

Nhiều người thường cho rằng khi sốt phát ban, trẻ nhỏ nên được kiêng tắm. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, các loại virus vi khuẩn càng có nhiều cơ hội tấn công cơ thể non yếu của trẻ. Do đó, cha mẹ nên duy trì việc vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách sử dụng khăn nhúng nước ấm để lau người, thay quần áo sạch cho trẻ hàng ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên để trẻ ở nơi kín gió, thoáng đãng và có nhiều ánh ánh nắng mặt trời để giúp trẻ nhỏ mau lành bệnh, phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Để giúp trẻ mau khỏi bệnh, phòng chống bệnh tái phát cha mẹ cũng có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ các loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như thịt bò, nấm, hàu, cải bắp, các loại hạt, bông cải xanh, bưởi, cam quýt... Các món ăn nên được chế biến sao cho mềm và dễ tiêu hóa để trẻ không cảm thấy mệt mỏi khi ăn. Cũng cần lưu ý chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ ra làm nhiều bữa khác nhau để các em cảm thấy ngon miệng hơn.

vicare.vn-tre-sot-phat-ban-co-bi-ngua-khap-nguoi-hay-khong-body-4

Mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp ích cho các bậc làm cha làm mẹ trong việc xác định tình trạng sốt phát ban của con mình, chăm sóc và điều trị hiệu quả căn bệnh này để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.