Trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi các vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Việc tìm hiểu các loại bệnh lý viêm da cũng như trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì là vô cùng cần thiết. HoiBenh mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi các vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Việc tìm hiểu các loại bệnh lý viêm da cũng như trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì là vô cùng cần thiết. HoiBenh mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ sơ sinh bị viêm da?

Viêm da là cụm từ dùng để chỉ phản ứng của da trước những tác nhân có hại từ bên ngoài. Viêm da rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ non yếu, yếu gấp 5 lần so với da người lớn, vì vậy vi khuẩn tấn công gây bệnh viêm da rất dễ tấn công. Có khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý viêm da trong những năm đầu đời, đặc biệt là trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi.

Theo thống kê, trẻ sơ sinh viêm da chủ yếu là do cơ địa dị ứng với các tác nhân từ môi trường, thay đổi từ tử cung của mẹ ra môi trường bên ngoài. Nếu bố mẹ biết cách điều trị và chăm sóc, trẻ sơ sinh viêm da có thể tự khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể khiến viêm da trở nặng và có khả năng biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-tre-so-sinh-viem-da-nen-dung-thuoc-gi-de-nhanh-khoi-benh-body-1

Vùng da tại vị trí quấn tã như: mông, bẹn, cơ quan sinh dục... là những vị trí thường xuyên xuất hiện các biểu hiện viêm da. Khi trẻ quấn tã quá lâu, trẻ ị hoặc tè nhưng mẹ không biết, các enzyme trong phân và nước tiểu có thể gây tổn thương da trẻ, trường hợp này còn gọi là hăm tã. Ngoài ra, lựa chọn chất liệu tã quá thô ráp cũng góp phần gây tổn thương da trẻ sơ sinh.

Viêm da do nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: tổn thương sâu bên trong hoặc chỉ là các tổn thương nông (mụn nước, mẩn đỏ, tróc da...). Khi bố mẹ nhận thấy các biểu hiện xấu trên da bé thì phải nhanh chóng điều trị giảm các khó chịu cũng như tổn thương da bé. Vậy trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì?

Các dạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì, chúng ta hãy cùng nhau phân loại một số bệnh lý viêm da thường gặp ở trẻ, nhằm điều trị đúng cách và có những biện pháp phòng ngừa tái phát thích hợp nhất.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và kể cả trẻ nhỏ, bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi bé tiết nhiều mô hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Viêm da mủ biểu hiện thành từng đám trên da, dễ tái phát gây tổn thương cho da của bé.

Viêm da dị ứng

Tỷ lệ trẻ em mắc Viêm da dị ứng khoảng 10 - 20% trên toàn thế giới. Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính, không lây lan. Các biểu hiện đặc trưng gồm: da khô, da dễ kích ứng, có ngứa nhẹ hoặc viêm đỏ, ngứa dữ dội. Viêm da dị ứng không có phương pháp chữa trị triệt để, nhưng chăm sóc da thường xuyên và kiên trì sẽ giúp giảm các triệu chứng và ngăn bệnh không bùng phát.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa cũng là bệnh mãn tính, thường tiến triển thành từng đợt. Đặc biết, bệnh có tỉ lệ xuất hiện rất cao ở những trẻ có người thân mắc các bệnh dị ứng như: hen, viêm xoang dị ứng, mề đay...

Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn cũng là bệnh da liễu mãn tính, do nội tiết tố androgen kích thích hoạt động của tuyến nhờn từ mẹ truyền qua rau thai. Vì vậy, có rất nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da dầu.

Viêm da thể tạng – Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Viêm da thể tạng là bệnh mãn tính, gây ngứa ngáy theo đợt bùng phát bệnh. Đây là một bệnh lý da liễu phức tạp, thường có nhiều tác nhân tham gia, có khả năng gây ra các bất thường: khiếm khuyết ở hàng rào da do thiếu filaggrin khiến cho làn da trở nên khô và nhạy cảm bất thường với mọi loại kích ứng, khuynh hướng nhạy cảm quá mức với các dị ứng nguyên IgE gây phản ứng miễn dịch dữ dội.

Biểu hiện viêm da ở trẻ sơ sinh

Tùy theo loại viêm da và các mức độ nặng nhẹ khác nhau, trẻ sơ sinh viêm da có thể được chia thành 3 mức như sau:

  • Cấp tính: viêm da có mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, xuất hiện phù nề, chảy nước tại nốt mụn gây ngứa nhiều.
  • Bán cấp: thương tổn trên da ít phù nề hơn, mụn nước bắt đầu khô và giảm ngứa.
  • Mạn tính: da trở nên dày hơn, bong tróc vảy, vẫn còn ngứa râm ran.

Trường hợp trẻ sơ sinh không được điều trị tốt có thể dẫn đến bội nhiễm, da mưng mủ, đau rát nhiều, lở loét, để lại di chứng nặng nề do các viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ - nơi tập trung nhiều mạch máu và gần hệ thần kinh.

Trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì?

  • Đối với trẻ sơ sinh có dấu hiệu viêm da, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất về loại viêm da, mức độ cũng như hướng xử lí, chăm sóc và trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì phù hợp nhất.
  • Không nên để tổn thương của trẻ sơ sinh quá nặng mới cho trẻ đi khám.
  • Vệ sinh da cho trẻ với nước sạch, có thể hoặc không sử dụng xà phòng tắm dịu nhẹ, không nên tự ý áp dụng các loại nước lá cây dân gian không rõ nguồn gốc lên làn da của trẻ sơ sinh. Không chà xát mạnh lên da trẻ để làm bong vảy, không cạy vảy vì có thể làm viêm da nặng lên. Mẹ nên cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ cào cấu hoặc gãi mạnh làm tổn thương nặng lên.
  • Trẻ sơ sinh là đối tượng rất đặc biệt trong việc sử dụng thuốc, do đó bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống hoặc bôi bất kì loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là corticoid và kháng sinh.
  • Sử dụng thuốc theo đơn, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc đổi thuốc, ngưng thuốc.
vicare.vn-tre-so-sinh-viem-da-nen-dung-thuoc-gi-de-nhanh-khoi-benh-body-2

Trẻ sơ sinh viêm da nên dùng thuốc gì? Sau đây là một số loại thuốc mà bác sĩ thường chỉ định khi trẻ sơ sinh bị viêm da:

  • Cấp tính: sử dụng dung dịch Jarish đắp lên vị trí thương tổn bằng gạc (2-3 lần/ngày), dùng các loại kháng histamin cho tác dụng an thần và chống ngứa cho trẻ.
  • Bán cấp: các loại thuốc bôi, kem bôi có chứa kẽm, kem bôi có corticoid hoạt phổ nhẹ (1 lần/ngày, 5-7 ngày), bôi kem hoặc mỡ fusidic acid 2% (1 lần/ngày trong 1-2 tuần), thuốc kháng histamin.
  • Mạn tính: thuốc mỡ corticoid, thuốc mỡ có kháng sinh, thuốc mỡ salicylate (giảm đau), protopic, chống ngứa và an thần bằng kháng Histamin.

Các biện pháp phòng chống viêm da ở trẻ sơ sinh

  • Làm sạch da trẻ hằng ngày bằng các sữa tắm có độ pH phù hợp, dịu nhẹ, không mùi thơm. Quần áo, khăn tắm, gối, chăn của trẻ cần giặt bằng loại chất tẩy rửa nhẹ, không mùi và không nên lạm dụng nước xả vải.
  • Thay tã thường xuyên 2-3 giờ/lần hoặc thay ngay khi có phân hoặc nước tiểu của trẻ. Lau khô vùng bẹn, mông của trẻ sau khi trẻ đi đại tiện, tiểu tiện.
  • Chọn loại tã có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, thông thoáng và có kích cỡ phù hợp.
  • Trước khi mặc tã cho trẻ, mẹ có thể bôi phấn rôm hoặc một số loại thuốc mỡ bảo vệ vùng da nhạy cảm của bé, tránh viêm da do tiếp xúc lâu với tã.

Xem thêm:

  • “Thủ phạm” gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
  • Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có phải cứt trâu không?