Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?

Nguyên nhân của tiếng thở khò khè có thể do tư thế nằm của bé khiến cho mũi và khí quản của trẻ bị chèn ép gây nên.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?

Chị Nguyễn Hồng Hạnh có hỏi các bác sĩ trên HoiBenh rằng: “Con cháu sinh được bảy ngày. Cháu sinh được 3.4kg, đủ tháng. Tự dưng hôm qua thấy cháu ngủ dậy có hiện tượng khò khè, ăn xong lại muốn nôn. Không biết như vậy có phải bé bị lạnh không?”. Một câu hỏi tương tự đến từ chị Thùy Linh: “Thưa bác sĩ con gái em được khoảng 1 tháng rưỡi ban đêm tới sáng mũi có hiện tượng khò khè, hay hắt xì hơi và thỉnh thoảng có nước mũi. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ạ!”. Qua 2 câu hỏi trên, có thể thấy thở khò khè là một hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy đây có phải là một hiện tượng nguy hiểm không? Và nếu bé nhà bạn gặp vấn đề này thì phải giải quyết thể nào?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Khò khè là những tiếng động nhỏ do trẻ sơ sinh phát ra khi thở. Các mẹ có thể nghe thấy tiếng khò khè như vậy khi áp sát tai gần miệng và mũi trẻ nhất là khi bé đang ngủ. Hiện tượng khò khè này có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân liên quan đến bệnh lý hoặc cũng có nguyên nhân không liên quan tới bệnh lý nào cả.

Nguyên nhân tự nhiên

HoiBenh.vn_tre-so-sinh-tho-kho-khe-co-nguy-hiem-khong-body-1

Trẻ nằm ngửa thường xuyên hoặc nằm gối quá cao có thể gây nên tiếng thở khò khè.

Nguyên nhân của tiếng thở khò khè có thể do tư thế nằm của bé khiến cho mũi và khí quản của trẻ bị chèn ép gây nên, đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên.

Nếu để trẻ nằm ngửa thường xuyên hoặc nằm gối quá cao có thể gây nên việc đọng đờm ở vòm họng làm trẻ khó thở và cũng có thể gây hiện tượng nôn, trớ trong khi trẻ bú.

Trong lúc sinh, nếu trẻ nuốt phải một chút nước ối của mẹ sẽ làm cho đờm bị ứ đọng ở cổ họng. Việc này cũng gây nên tiếng thở khò khè của trẻ trong những ngày đầu sau sinh.

Nguyên nhân do bệnh lý

Việc trẻ bị khò khè, khó thở cũng được xem là triệu chứng của một số các bệnh lí nặng, nhẹ khác nhau:

  • Nguyên nhân do bệnh hen suyễn làm trẻ thở khó, nhất là khi trẻ ngủ
  • Hiện tượng trào ngược dạ dày làm dịch ở dạ dày chảy vào đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng khò khè
  • Do các bệnh lí về đường hô hấp như: viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi... gây nên
  • Trẻ bị ho do viêm thanh quản, viêm amidan cũng làm trẻ khò khè có đờm ở họng
  • Khò khè, khó thở cũng là một biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
  • Trẻ sinh non rất dễ bị mềm sụn thanh quản tạo nên âm thanh khò khè khi trẻ thở

2. Xử lý tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

HoiBenh.vn_tre-so-sinh-tho-kho-khe-co-nguy-hiem-khong-body-2

Bạn nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị, đặc biệt trong các trường hợp như: thở khó khăn, cơ thể bị tím tái, ho sốt, bỏ bú, hiện tượng khò khè kéo dài

Các mẹ nên quan sát kĩ,cẩn thận để có thể đánh giá sơ bộ nguyên nhân nào dẫn đến tiếng thở khò khè của trẻ sơ sinh. Nếu nguyên nhân đến từ tư thế nằm của trẻ thì bạn chỉ cần thay đổi tư thế khác để bé thoái mái và dễ thở hơn. Đối với những trẻ bị ứ đọng đờm thì bạn nên vệ sinh mũi trẻ thường xuyên, cho trẻ bú nhiều hoặc uống chút nước và có thể bé dựng bé lên để đờm tự trôi xuống dưới.

Nhưng nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý kể trên thì cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị, đặc biệt trong các trường hợp như: thở khó khăn, cơ thể bị tím tái, ho sốt, bỏ bú, hiện tượng khò khè kéo dài.

Với những thông tin ở trên, bạn có thể dễ dàng giải quyết tại nhà triệu chứng khò khè do nguyên nhân đờm đọng ở họng bằng việc vệ sinh mũi thường xuyên. Nhưng nếu nguyên nhân đến từ một vấn đề khác, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.