Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?
Với trẻ sơ sinh, thông thường việc rụng rốn sẽ diễn ra sau khoảng từ 7-10 ngày kể từ thời điểm chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp cho thấy rốn trẻ thường lâu rụng hơn, thậm chí lên đến nửa tháng cho đến một tháng. Vậy khi trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?
Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?
Với trẻ sơ sinh, thông thường việc rụng rốn sẽ diễn ra sau khoảng từ 7-10 ngày kể từ thời điểm chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp cho thấy rốn trẻ thường lâu rụng hơn, thậm chí lên đến nửa tháng cho đến một tháng. Vậy khi trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?
Khi thai nhi ở trong bụng mẹ, dây rốn của thai nhi được nối với nhau thai để nhận dinh dưỡng cũng như loại bỏ chất thải giúp bé phát triển mỗi ngày. Đến thời điểm chào đời, các bác sĩ sẽ sử dụng kẹp để cắt dây rốn. Tuy nhiên, trên rốn trẻ vẫn còn một đoạn dây nhỏ gọn là cuống rốn, dài khoảng hơn 1cm.
Thông thường, phần cuống rốn này sẽ khô dần, chuyển từ màu trắng sang nâu xám và rụng đi. Thời điểm rụng rốn phổ biến thường từ 1 đến 2 tuần. Khi quá trình rụng rốn kéo dài, hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy vô cùng lo lắng.
Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?
Nếu bé nhà bạn vẫn chưa rụng rốn dù đã sắp đến ngày đầy tháng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nếu rốn trẻ vẫn bình thường, không sưng đỏ, chảy dịch hay mủ thì việc trẻ sơ sinh rụng rốn muộn không đáng ngại. Các bạn chỉ cần tiến hành vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đúng cách bằng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%). Đồng thời, bạn cần để hở rốn, không băng lại sẽ giúp rốn khô và rụng tự nhiên.
Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh rụng rốn quá muộn, ngoài 1 tháng tuổi, kèm nhiều triệu chứng bất thường, bạn cần chú ý. Các dấu hiệu bạn cần để ý bao gồm: trẻ quấy khóc, rốn trẻ có mủ, chảy dịch hay máu, vùng da quanh rốn của trẻ sưng đỏ, có mùi hôi, rỉ nước kéo dài... Trường hợp này, rất có thể rốn trẻ đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức bởi nó có thể khiến trẻ tử vong.
Một số lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh giúp nhanh rụng rốn
Để quá trình rụng rốn diễn ra thuận lợi, các bạn hãy chú ý đến một vài vấn đề sau trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh hàng ngày.
- Khi mặc bỉm cho trẻ, các bạn cần mặc dưới rốn. Việc đè bỉm lên trên rốn có thể khiến chất thải dính vào rốn dẫn đến nhiễm trùng.
- Các mẹ không cần băng kín rốn cho trẻ, để thoáng tự nhiên. Ngoài ra, bạn hãy chọn cho trẻ quần áo, tã lót từ chất liệu mềm, có khả năng thấm mồ hôi tốt.
- Tuyệt đối không rắc thuốc kháng sinh, thuốc đỏ hay bất cứ loại thuốc nào trong dân gian lên vùng rốn của trẻ. Điều này không những không thể khiến rốn nhanh khô mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Khi vệ sinh vùng rốn, các mẹ cần sử dụng bông gạc vô trùng.
- Dù thấy rốn lâu rụng các mẹ cũng tuyệt đối không dùng tay sờ nắn. Đặc biệt khi cuống rốn đã rụng một phần, việc sờ nắn có thể khiến rốn bị chảy máu.
- Trước khi tiến hành vệ sinh rốn trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý rửa tay qua với cồn 90 độ hoặc dùng xà phòng diệt khuẩn để sát khuẩn.
- Khi tắm cho bé hàng ngày, các mẹ hãy khéo léo tránh để ướt rốn cũng như để rốn va chạm vào các đồ vật xung quanh. Sau khi tắm, bạn dùng bông gạc vô trùng, thấm nước ấm để lau sạch nhẹ nhàng quanh rốn. Cuối cùng, bạn thấm khô rốn lần nữa để đảm bảo sạch sẽ.
Nhìn chung, bạn đừng quá lo lắng việc trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao. Nếu không có vấn đề bất thường, rốn trẻ sẽ dần khô và rụng.
- Bạn cũng thường xuyên theo dõi rốn của bé mỗi ngày để kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu sưng đỏ, dịch vàng hay có biểu hiện chảy máu. Việc rốn bé có mùi hôi cũng là điều cần cẩn thận bởi nguy cơ nhiễm trùng.
Chú ý chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Sau khi trẻ rụng rốn, các bạn vẫn cần chăm sóc tốt và giữ rốn khô thoáng để rốn phục hồi tốt nhất. Sau khi tắm, bạn vẫn cần lau sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc có cồn sát khuẩn. Nếu bé dùng tã, bạn hãy chú ý gấp mép của tã xuống dưới bụng giúp rốn luôn thông thoáng.
Trên đây là một số thông tin về việc trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao. Các bạn hãy chú ý theo dõi rốn trẻ thường xuyên để xử lý kịp thời khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
Xem thêm :
- Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
- Bệnh hẹp hậu môn phì đại - căn bệnh đáng chú ý ở trẻ sơ sinh
- Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh